NGHỀ NUÔI ẾCH TẠI VIỆT NAM

Nghề nuôi ếch được phát triển ở nước ta vào năm 2003 khi mà Việt Nam nhập giống ếch từ Thái Lan về. Nghề nuôi Ếch từng bước phát triển cho đến nay. Từ một số trang trại nhỏ ở các tỉnh miền Nam cho đến các tỉnh Bắc Trung Bộ và lan rộng khắp cả nước. Mô hình nuôi ếch thịt không những đã giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo mà thậm chí vươn lên làm giàu. Trước tiên, chúng ta tìm hiểu về đặc tính của cá thể ếch, đặc biệt là ếch thịt.



Ếch là động vật lưỡng cư sống được cả trên cạn và dưới nước. Ếch có khả năng hô hấp bằng phổi và qua da. Ếch phân bố khắp nơi ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, những nơi ẩm ướt và có nguồn nước ngọt. Thịt ếch trắng hồng, dai, thơm ngon là nguồn cung cấp đạm rất tốt cho con người.

Ếch sau khi đạt 10-12 tháng tuổi thì có thể tham gia sinh sản. Mùa vụ sinh sản của ếch bắt đầu từ tháng chạp đến tháng 9 âm lịch. Ếch đẻ rộ vào mùa xuân, những đêm mưa rào, ếch đực dùng tiếng kêu để tìm bạn tình. Ếch đực kêu to là nhờ có hai túi kêu mỏng thông với xoang miệng như hai chiếc loa. Còn ếch cái chỉ kêu nhỏ nhẹ và rời rạc.



Để phân biệt Ếch đực và Ếch cái, ta có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Ếch đực : Có 2 màng kêu (2 chấm đen) ở hàm dưới, hai bên hầu, gọi là túi âm thanh. Bàn chân trước nhám hơn, ngón chân trước có mấu thịt hoá sừng (chai sinh dục). Da ếch đực màu xám, không trơn bóng như ếch cái. Cùng tuổi, ếch đực nhỏ hơn ếch cái, ếch đực càng già, màng kêu càng to.

- Ếch cái : Không có đặc điểm như ếch đực, đến mùa sinh sản ếch cái bụng to hơn ếch đực.

 Nếu chọn nuôi theo kiểu công nghiệp thì có thể cho ếch ăn những thức ăn chế biến sẵn. Mức đạm phải từ 30% trở lên.

Những thức ăn tươi sống như các loại nhuyễn thể hoặc trùn vẫn có thể bổ sung vào khẩu phần của ếch để thịt ếch có độ dai hơn, ngon hơn. Ngoài ra, cũng có thể cho ếch ăn kèm thêm các vitamin, men tiêu hóa, … để ếch sinh trưởng và phát triển tốt.

Khẩu phần ăn: khoảng 4 tuần đầu cho ếch ăn khối lượng khoảng 5% so với tổng trọng lượng của đàn. Sau đó thì cho ăn ít hơn khoảng 3,5%.

Thường xuyên thay nước trong bể để ếch không mắc bệnh về da và tiêu hóa. Nên thay hàng ngày.

Ếch là loài lưỡng cư thường thở qua da và mang. Khi thay nước trong bể nuôi không nên bơm nước ngập cả người ếch lâu. Cần có giá thể cho ếch ngồi nửa thân nước. Là một loài động vật lưỡng cư, ếch gặp một số vấn đề về môi trường sinh sống. Ví dụ như tình trạng nhiễm khuẫn hay là nhiệt độ của môi trường kèm theo đó nếu như chủ hộ không chuẩn bị thức ăn đầy đủ, ếch có thể bị nhiễm trùng do các bệnh ngoài da và ếch cắn nhau.

Với hiện tượng ăn nhau, ếch nuôi ở mật độ cao, thức ăn không đủ, kích cỡ không đồng đều, hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” trong tự nhiên sẽ diễn ra. Để khắc phục, chúng ta cần nuôi với lượng vừa phải, phân tách các con nhỏ yếu.

Ngoài ra, về vấn đề da ếch bị nhiễm trùng do các loại vi khuẩn Aeromonas Hydrophila, vi khuẩn Pseudomonas sp, ếch có thể bị các bệnh như lở loét đỏ chân, mù mắt và cổ quẹo.  

Nuôi ếch là cả một quá trình, cũng giống như chúng ta vẽ một bức tranh, từng nét từng nét vẽ, nếu sai hãy xóa đi rồi làm lại, cho đến khi bức tranh đó đạt đến độ hoàn mỹ. Con đừng dẫn đến thành công chính là kiên trì và kiên nhẫn. Nghề nuôi ếch mang tính mạo hiểm cao, đi kèm với đó là tỷ lệ thua lỗ rất cao, bởi các loại bệnh trên. Vì vậy, bà con cần phải có tính kiên trì để có thể đạt được lợi nhuận tương ứng. Chúc bà con có một vụ nuôi bội thu, thu được lợi nhuận cao xứng với công sức bỏ ra. 

xem thêm bài viết: https://echgiongmientrung.com/ky-thuat-nuoi-ech/trong-long-luoi/

Liên Hệ:

SĐT: 0374036055

Website: http://echgiongmientrung1.blogspot.com/