Trước đây khi nói đến ếch người ta chỉ coi nó
là một loài bình thường sống ở những nơi ẩm thấp. Chúng chỉ giúp
ích cho người nông dân trong việc diệt côn trùng, sâu bọ phá hoại mùa
màng. Tuy nhiên, ngày nay người ta không chỉ biết đến ếch qua công năng
là một thiên địch sâu bọ mà còn biết đến chúng với vai trò là một
mặt hàng kinh tế. Nhu cầu về ếch thịt trên thị trường hiện nay ngày
càng tăng. Đây không chỉ là một loại thực phẩm sạch, cung cấp nhiều
chất dinh dưỡng như protein, chất béo, canxi, vitamin và năng lượng,...
Thịt ếch còn giúp người ốm phục hồi cơ thể, hỗ trợ quá trình hấp
thu, chuyển hóa chất ,... Giúp cải thiện cơ thể.
Ếch không hỉ có giá trị trên thị
trường trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao. Là một mặt hàng
mang lại nguồn thu lớn cho người dân. Chính vì vậy,nghề nuôi ếch đang
là một trong những nghề thu hút được nhiều sự chú ý, tìm hiểu cũng
như áp dụng nhất. Ếch rất dễ nuôi,chúng là loài động vật thuộc lớp
lưỡng cư. Chúng sống trong môi trường ẩm ướt như đồng ruộng, ao hồ.
Điều này rất dễ cho ngườii dân trong việc lựa chọn một mô hình nuôi
ếch thích hợp.
Và để có được một mô hình chăn nuôi
ếch hiệu quả thì không thể thiếu được những con ếch giống chất
lượng và khỏe mạnh. Vì vậy quá trình nuôi ếch bố mẹ là một bước
rất quan trọng trong quy trình nuôi ếch. Đối với người đã có kinh
nghiệm thì không nói nhưng đối với người mới vào nghề thì cần có
một sự hướng dẫn cụ thể. Vậy nên sau đây chúng tôi xin giới thiệu
với bà con kĩ thuật nuôi vỗ ếch bố mẹ. Hi vọng với kĩ thuật nuôi
vỗ ếch bố mẹ này sẽ giúp bà con có được những con ếch giống chất
lượng.
1.
Lựa chọn ếch bố mẹ:
Chọn ếch bố mẹ khác nhau về thế hệ
cũng như là huyết thống để tránh tình trạng giao phôi cận huyết,làm
giảm chất lượng của đời con( sinh trưởng kém, bị đột biến về gen,
hình dạng,...)
Chọn ếch bố khoảng 12 tháng tuổi, ếch
mẹ khoảng 8 tháng tuổi. Đảm bảo rằng ếch bố mẹ đã có đầy đủ khả
năng sinh sản.
Chọn ếch bố mẹ khỏe mạnh,linh hoạt,
màu sắc tươi sáng,không bị biến dị, bệnh tật,....
Cách nhận biết ếch bố:
Ếch khỏe mạnh, có hộp âm thanh hiện
rõ( có 2 chấm đen hiện rõ ở dưới hàm), có tiếng kêu lớn, môi dưới
của ếch có màu cam, đầu ngón chân trước to hơn ếch cái.
Cách nhận biết ếch mẹ:
Ếch khỏe mạnh,bụng dưới to, di chuyển
không linh hoạt. Thân ếch nhám đặc biệt là chỗ cận thân eo bởi ếch
có da càng nhám chứng tỏ có khả năng sinh sản tốt và ếch đã sẵn
sàng cho quá trình sinh sản.
2.
Làm bể cho ếch bố mẹ
Bể có kích thước khoảng tầm 2 x 2,5 x
1,2m
Có thể nuôi ếch bố mẹ trong bể xi măng,
bể lót bạt,….
Sau khi làm bể cho ếch bố mẹ xong cần
chùi rửa sạch sẽ. Phơi nắng từ 1-2 ngày, dùng vôi để khử trùng cho
bể
Sau khi khử trùng bể nuôi xong bơm nước
sạch vào ngập khoảng 5-7cm. Nên bơm nươc vào lúc chiều tối để hỗ trợ
cho quá trình giao phói của ếch
Thả vào trong bể nuôi rau muốn,bèo,… để
làm nơi cho ếch giao phối đồng thời là nơi bám cho trứng mới sinh
cũng như nòng nọc sau này.
3.
Khi ếch đẻ:
Tỉ lệ giao phối giữa đực và cái là 1:
1. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh sản là 25độ C
Thả cho ếch bố mẹ vào bể để phối
giống ở lúc chiều mát. Nếu như giao phối vào mùa mưa thì chỉ nên
thả từ 2-3 cặp ếch bố mẹ/ 10 mét vuông. Vì vào mùa này tỉ
lệ trứng của ếch mẹ rất nhiều. Sau khi thả ếch bố mẹ không được
tạo ra tiếng ồn làm ếch hoảng sợ. Số lượng trứng mà ếch mẹ đẻ ra
trong các giai đoạn là khác nhau. Trong mùa giao phối thì 2000-4000
trứng /con ở 1 làn đẻ. Cuối mùa thì 800-1000 trứng/con ở 1lần đẻ.
Mùa đông thì hầu như ếch không đẻ.
Khi chuẩn bị cho ếch đẻ thì trước đó
nên thả ếch đực vào trước rồi sau đó khoảng 2-4 tiếng mới thả ếch
cái vào( tốt nhất là vào lúc chập tối). Tiếp theo phun mưa nhân tạo
để kích thíc cho ếch giao phối. Trứng được sinh ra nổi thành từng
đám hình tròn có chất nhầ liên kết với nhau ở trên mặt nước.
Sau khi ếch đẻ, chuyển ếch bố mẹ sang
bể khác tiếp tucjnuooi dưỡng để chuẩn bị cho đợt sinh sản tiếp theo.
Trứng ở bể nuôi nên cần sục không khí vào để cho trứng nở thành
nòng nọc. Nếu như mật dộ trứng quá dày thì nên tách trứng bớt ra
chuyển sang bể khác để cho nở.
điều kiện tốt cho trứng nở là khoảng
28 độ, nếu nhiệt độ thấp hơn 25 độ thì có thể trứng sẽ không nở.
Nên nhớ sau khi ếch cái đẻ xong nếu môi trường không đủ ánh sáng thì
ếch cái sẽ không rời bỏ trứng và trứng sẽ không nở.
4.
Chăm sóc ếch bố mẹ
- chọn thức ăn có mùi thơm hoặc cho ếch
bố mẹ ăn đồ sống:cá tạp,côn trùng, giun, ốc bươu vàng,… nhất thiết
phải chọn nguồn thức ăn sạch, đảm bảo, chất lượng. Đặc biệt là cẩn
thận chọn lọc các loại thức ăn sống cho ếch. Tránh cho ếch ăn đồ bị
ôi thiu
- cho ếch hai bưa trong ngày ( sáng và
tối). Mỗi lần cho ăn nên cho ếch ăn lượng thức ăn khoảng từ 4-5% khối
lượng cơ thể ếch. Càng gần đến ngày phối giống thì nên giảm bớt
lượng thức ăn của ếch.
- Thường xuyên quan sát và thay nước cho
ếch để đảm bảo vệ sinh môi trường,tránh các mầm bệnh gây bệnh cho
ếch, thúc đẩy quá trình giao phối của ếch,…
Giờ đây,ếch đã trở thành một mặt hàng
quen thuộc đối với khách hàng trên thị trường trong và ngoài nước.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cho là rất hữu ích và rất
cần thiết về kĩ thuật nuôi vố ếch bố mẹ cho bà con nông dân. Hi vọng
rằng với kĩ thuật nuôi vỗ ếch bố mẹ mà chúng tôi đã giới thiệu
thì có thể giúp bà con có được những con ếch giống khỏe mạnh, mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Chúc bà con thành công. bà con có nhu
cầu mua ếch bố mẹ thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua sđt 0374036055 nhé ạ