Kĩ thuật phòng bệnh ở ếch


Thưa bà con! Như chúng ta đã biết hiện nay nhiều bà con nông dân đã và đang áp dụng mô hình nuôi ếch để phát triển kinh tế. Nghề nuôi ếch là một nghề có rất nhiều ưu điểm thuyết phục để cho bà con thực hiện, quan tâm: mang lại hiệu quả kinh tế cao, vốn ít, dễ dàng chăm sóc, có thể nuôi ếch kết hợp với mô hình nuôi trồng khác ( ví dụ như nuôi ếch kết hợp cá mang lại cho bà con một nguồn thu không hề nhỏ),… bên cạnh đó thịt ếch ngày đóng một vị thế quan trọng trong nhu cầu về thực phẩm trên thị trường trong và ngoài nước bởi đây không chỉ là một nguồn thực phẩm sạch mà còn có giá trị dinh dưỡng cao ( chứa nhiều protein, vitamin,….) cung cấp cho quá trình phát triển ở trẻ nhỏ, giúp người bệnh bồi bổ hồi phục sức khỏe,…là một mặt hàng vừa sạch lại vừa bổ. 
kỹ thuật phòng bệnh cho ếch



Ngoài ra, điều kiện tự nhiên ở nước ta là một ưu thế đối với nghề nuôi ếch: nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa lượng mưa lớn, độ ẩm cao,…. Thích hợp với điều kiện sinh trưởng của ếch. Vì những lí do đó mà không ít bà con đã tìm đến nghề nuôi ếch. Tuy nhiên, nghề nuôi ếch để đạt được hiệu quả cao không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện trên mà còn phải phụ thuộc vào cách chăm sóc cho ếch đặc biệt là việc phòng bệnh, vì vậy sau đây chúng tôi xin giới thiệu cho bà con kĩ thuật phòng bệnh ở ếch. Hi vọng bà con có thể nắm trong tay những kiến thức, những thông tin này để áp dụng vào quá trình nuôi ếch.

          1, Phòng bệnh cho ếch

                   Sau khi làm xong bể nuôi cần chùi rửa vệ sinh sạch sẽ, khử trùng bằng nước vôi  trong sau đó mới cho ếch vào nuôi.
                   Dùng nước sạch để nuôi ếch, giữ vệ sinh cho bể nuôi cũng như nước nuôi ếch, nước ao phải đảm bảo vệ sinh không nhiễm chua, nhiễm phèn, không nhiễm chất độc hại.
                   Chọn ếch giống cẩn thận, tránh những con bị bệnh, bị dị tật, không linh hoạt,khả năng di chuyển,sinh tồn và cạnh tranh kém,.. ếch sau khi mua về nên dùng nước muối 3% để khử trùng cho ếch loại bỏ vi khuẩn cũng như các loại mầm bệnh,..
                   Dùng thức ăn đảm bảo chất lượng, sạch sẽ, uy tín, cho ếch ăn đầy đủ về dinh dưỡng cũng như số lượng thức ăn theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch. Đối với thức ăn sống như cá tạp, giun,côn trùng, ốc,… nên cho ếch ăn đồ tươi, sau khi cho ếch ăn xong thì dọn thức ăn thừa để tránh ếch ăn phải đồ ôi thiu. Trong thức ăn của ếch có thể bổ sung thêm men tiêu hóa hoặc vitamin giúp cho ếch phát triển tốt hơn,tăng sức đề kháng
                   Không gây tiếng động làm ếch bị giật mình, căng thẳng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch: làm ếch biếng ăn, ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh, sinh đẻ của ếch
                   Có các biện pháp phòng chống, bảo vệ ếch khỏi các động vật gây hại cho ếch như: chim, chuột, rắn,…
                   Thường xuyên vệ sinh, thay nước, chùi rửa cho bể nuôi, giữ cho ếch một môi trường sống sạch sẽ,lành mạnh,..
                   Giảm thiểu khả năng xảy ra dịch bệnh,..
·        Hiện tượng ăn nhau ở ếch:
Nguyên nhân: Do nuôi ếch với mật độ quá dày. Trước khi thả nuôi ếch không phân loại ếch theo kích thước trọng lượng để thả nuôi cho thích hợp. Cho ếch ăn không đủ no.
Biện pháp phòng chống:
Giảm mật độ nuôi ếch khoảng từ 80- 150 con/ m2
Cho ếch ăn đủ no và cho ăn nhiều bữa trong ngày( 1-2 bữa/ngày).
Phân loại ếch trước khi nuôi
Thường xuyên kiểm tra, quan sát để phân loại kích thước ếch trong quá trình sinh trưởng của ếch.

          2, Một số bệnh thường gặp ở ếch:

                   Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ở ếch thường là do ếch có sức khỏe yếu,khả năng đề kháng kém, bể nuôi không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến ếch thường bị bệnh ngoài da , bị nhiễm trùng rồi bị trướng bụng,da tái đi, không ăn và chết. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số bệnh thường gặp ở ếch cho bà con:

·        Bệnh trướng hơi:

          Nguyên nhân gây bệnh:
-         ếch ăn phải thức ăn không sạch sec, bị ôi thiu
-         do cho ếch ăn quá nhiều thức ăn
-         do nước trong bể nuôi bị nhiễm bẩn,không thay nước thường xuyên,không cung cấp đủ nước cho ếch
                   Biểu hiện: bụng ếch phìn lên, ếch ít di chuyển hoặc di chuyển không linh hoạt, thường nằm một chỗ
                   Cách chữa trị:
-         Dừng cho ếch ăn khoảng 1-2 ngày
-         Vớt ếch ra, lau chùi vệ sinh bể nuôi sạch sẽ
-         Dùng Sulphadiazine và Trimethronprim trộn vào thức ăn cho ếch. Dùng liên tiếp trong 5 ngày.
Cách phòng bệnh:
-         thường xuyên trộn men tiêu hóa vào thức ăn của ếch
-         thường xuyên thay nước, giữ vệ sinh bể nuôi sạch sẽ
-         không để cho ếch ăn phải thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn không đảm bảo, cho ếch ăn vừa phải, ăn khoảng 1-2 bữa trong ngày

·        Bệnh đường ruột:

          Nguyên nhân gây bệnh:
-         do ăn phải thức ăn thiu,thức ăn không chất lượng
-          do môi trường sống bị nhiễm bẩn, không được chùi rửa,thay nước thường xuyên
Biểu hiện: ếch thải ra phân trắng hoặc phân sống, hậu môn đỏ lên
Cách chữa trị:
-         Dùng Ganidan trộn vào thức ăn của ếch theo liều lượng đã chỉ định trên thuốc
-         Giảm lượng thức ăn của ếch xuống còn ½ so với bình thường
-         Trộn thêm men tiêu hóa hoặc vitamin vào thức ăn của ếch
Cách phòng tránh:
-         dọn thức ăn thừa sau khi cho ếch ăn để tránh ếch ăn phải đồ thiu
-         dùng thức ăn đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng
-         Thường xuyên vệ sinh môi trường nuôi sạch sẽ

·        Bệnh lở loét đỏ chân

1/ Nguyên nhân :

Do sự xuất hiện của vi khuẩn Aeromonas hydrophila khi :

- Môi trường nuôi bị ô nhiễm : ô nhiễm nguồn nước, nguồn thức ăn, không khí đều có thể là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này.

- Nguyên nhân khách quan : chất lượng thức ăn cung cấp cho ếch nuôi không tốt, hay khâu chọn giống nuôi không đảm bảo rất có khả năng làm giảm sức đề kháng của ếch với vi khuẩn gây bệnh.

2/ Triệu chứng

- Dấu hiệu đầu tiên và cũng rất dễ thấy đó là xuất hiện những chấm đỏ ở chân, hơn nữa chân ếch có thể sẽ bị sưng lên trong một thời gian. Điều này làm cản trở quá trình di chuyển, vận động của ếch. Bà con có thể thấy tình trạng ếch không lonh hoạt và trở nên lờ đờ.

- Nếu bà con tiến hành giải phẫu để tìm hiểu kỹ hơn về con bệnh thì có thể nhận ra nếu ếch nhiễm bệnh lở loét, đỏ chân sẽ kèm theo xuất huyết ở ổ bụng, nghiêm trọng hơn là có máu và dịch lỏng vàng.

3/ Hướng giải quyết

Phòng bệnh

- Cha ông ta thường nói " phòng bệnh hơn chữa bệnh" vậy nên, nếu không muốn đối mặt với dịch bệnh thì bà con còn hết sức lưu tâm đến khâu phòng tránh.

+ Một điểm đáng lưu ý là môi trường nước là địa điểm lý tưởng để vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Do đó, bà con cần quan sát, kiểm tra và xử lí ngay lập tức nếu phát hiện dấu hiệu môi trường nước bị ô nhiễm. Tiến hành thay nước thường xuyên, lắp đặt thêm các ống để thoát nước nếu nuôi ếch trong bể.

+ Thứ hai là về phần bố trí : bà con cũng không nên xem nhẹ vấn đề mật độ nuôi vì mức độ dày thưa trong quá trình nuôi cũng gây ảnh hưởng lớn sức khoẻ của ếch. Thông thường thì nên nuôi khoảng 40-60 con/m2..

+ Ếch cũng được xem là loài động vật khá nhạy cảm với tiếng ồn. Về đặc điểm này, bà con có thể dễ dàng kiểm soát và khắc phục.

- Điều trị

+ Nếu là giai đoạn đầu của bênh thì các hộ nuôi có thể hạn chế sự phát triển của mần bệnh bằng một số thao tác sau. Đầu tiên là bổ sung N9.100, Vitamin C Antistress vào thức ăn của ếch để tăng sức đề kháng. Nếu tình trạng của ếch có dấu hiệu suy giảm nhưng vẫn còn hạn chế thì bà con có thể dùng kháng sinh Kamoxin F, Oxytetracycline (3-5 g/kg thức ăn) hoặc Doxery trộn vào thức ăn, lưu ý là nên duy trì biện pháp này từ 5-7 ngày để phát huy hiệu quả của thuốc.

 Một thao tác đơn giản được nhiều hộ nuôi áp dụng đó là ngâm ếch trong dung dịch Vime - Iodine 200 1 lít cho 500 - 700 m3/ 30 phút. Vì ếch là động vật lưỡng cư do đó da rất dễ hấp thụ, biện pháp này vừa đơn giản, dễ làm vừa đem lại hiệu quả rất cao.

   Trên đây là một vài thông tin mà chúng tôi nghĩ là rất cần thiết cho những hộ gia đình nuôi ếch hay những ai đang nghiên cứu về ếch. Những bệnh ở ếch rất đa dạng và đòi hỏi bà con cần thu thập nhiều thông tin, kinh nghiệm hơn nhằm đề phòng khi ếch nuôi mắc bệnh sẽ không bị bị động. Cuối cùng cảm ơn bà con đã theo dõi và ủng hộ cho các bài viết của chúng tôi trong thời gian vừa qua và chúng tôi luôn chờ sự góp ý chân thành từ đọc giả.        

·        Bệnh trùng bánh xe

Nguyên nhân gây bệnh:
-         Do vi khuẩn kí sinh ở da nòng nọc khi điều kiện thời tiết nóng bức hoặc có gió đông lạnh thì thường xảy ra bệnh này
Biểu hiện: da ếch tiết ra nhiều dịch nhờn và có những nốt chấm trắng ở trên da
Cách chữa trị: dùng vòi phun cho ếch bằng Sunfat đồng,phun xung quanh bể nuôi hoặc tắm cho ếch bằng nước muối 2-3% trong vòng 10-15 phút.

·        Bệnh mù mắt,cổ quẹo:

Biểu hiện: mắt bị sưng,bong mủ, màu mắt đục và dần dần mù cả 2 mắt. Cột sống bị biến dạng, cổ quẹo
Cách chữa trị: Loại trừ những con bị bệnh. Dùng lodine khử trùng cho bể. Vệ sinh bể nuôi sạch sẽ.

·        Bệnh do nấm

Nguyên nhân gây bệnh: do nấm Achya sp.
Biểu hiện: trên thân ếch nổi nấm trắng
Cách chữa trị: Dùng formalin để khử trùng cho ếch.
Cách phòng bệnh: giữ vệ sinh môi trường thật sạch sẽ, thay nước cho ếch thường xuyên,..
Trên đây là một vài thông tin về kĩ thuật phòng bệnh ở ếch mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bà con. Bà con hãy mau nhanh tay ghi chép, bổ sung vào quyển kiến thức nuôi ếch của mình nhé. Hi vọng với kĩ thuật phòng bệnh ở ếch mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên có thể giúp ích được cho bà con.