Như bà con cũng đã biết, thịt ếch có giá trị dinh dưỡng rất cao chế biến được rất nhiều món ăn khoái khẩu cho nên ếch đã trở nên một mặt hàng đang rất chiếm ưu thế cao trên thị trường vì thế hiện nay hoạt động nuôi ếch được bà con chú ý phát triển nhiều hơn. Bài viết sau đây sẽ là toàn bộ Mô hình nuôi ếch trong bể lót bạt giúp bà con hiểu thêm về mô hình này thúc đẩy hoạt động nuôi ếch đạt được hiệu quả cao hơn.
các mô hình bể lót bạt
-
Bể lót bạt được bao quanh bằng tường gạch
+Với mô hình bể lót bạt, xung quanh sẽ được
xây bằng tường gạch, chiều dài khoảng 5m, chiều rộng tầm 3m, chiều cao từ 1-
1,5m, dưới đáy được phủ 1 lớp bạt , bạt được dư ra từ 0,5 – 1m tính từ đáy bể
lên.
+Với mô hình này, bà con có thể tránh được
các mối nguy hại từ bên ngoài như tránh được các loài động vật gây hại như rắn,
chuột… đồng thời dễ dàng vệ sinh bể chứa nhưng chi phí đầu tư có thể cao hơn những
mô hình khác/
+Đáy bể nên được xây bằng phẳng, không gồ
ghề, độ dốc thích hợp là 15 độ giúp dễ thoát nước và dẫn nước vào
+Thiết kế các ống thoát nước nên được chôn ở
dưới đáy, nên chôn ngầm để dễ dàng trong việc bơm nước và thoát nước, dễ dàng vệ
sinh bể nuôi
-
Bể lót bạt đóng cọc: Với mô hình này, bể nuôi sẽ
được đóng cố định bằng cọc để đỡ bạt làm tường, các cọc cách nhau theo một khoảng
chừng 1,5m, từng cọc nối với nhau ở đầu ngọn và sau đó bạt sẽ được phủ lên trên
cọc. Với cách làm này bà con có thể tiết được chi phí hơn những mô hình khác, lại
vừa dễ thực hiện, không cầu kì, công phu nhưng lại có nhược điểm chính là dễ bị
các động vật khác cắn, phá như chuột. Chuột rất dễ dang cắn thủng bạt và phương
pháp này chỉ áp dụng cho những khu vực không có chuột
- Kĩ thuật chọn ếch giống
+Bà con nên lựa chọn ếch giống theo đàn có
trọng lượng tương đương nhau, không bị chênh lệch về trọng lượng, sẽ không bị
hao hụt bởi cân nặng.
+Không chọn giống ếch nhiễm bệnh, bị dị tật,
dị hình, ốm yếu
+Lựa chọn các giống ếch khỏe mạnh, có màu sẫm,
di chuyển nhanh nhẹn
+Chọn mua ở các trang trại ếch giống có
uy tính đảm bảo chất lượng, ở gần địa điểm chăn nuôi không quá xa vì sẽ khó
khăn trong việc di chuyển
- Cách thả ếch giống vào bể bạt
+ Khi thả giống vào bể thi trước đó bà con
hãy tắm cho ếch qua thuốc tím để phòng bệnh và khử trùng cho ếch
+Tháng thứ nhất bà con thả giống với mật độ
phù hợp là 250 con/m2, tháng thứ 2 có mật độ là 150 con/m2,
và tháng thứ 3 sẽ là 70 con/m2
+Bà con chú ý không nên thả mât
độ quá dày hoặc quá thưa, nếu quá dày sẽ dễ bị ô nhiễm môi trường, ếch không
phát triển được một cách nhanh chóng, nếu quá thưa ếch sẽ biếng ăn nên ba con cần
lưu ý hết sức.
+Bên cạnh đó bà con nên chuẩn bị thêm một tấm
ngồi để ếch có thể trú ngụ
+Mực nước xả vào phù hợp là ngập một nửa
thân ếch, có thể tầm 20 cm, chỗ quá sâu có thể là 30 cm
- Thức ăn cho ếch trong bể lót bạt
+Với thức ăn của ếch là thức ăn tươi sống như cá tạp, tôm,
tép, ốc.. bà con chú ý loại thực phẩm này rất nhiều chất đạm nên phải là thức
ăn tươi hoàn toàn, không được để lâu ngày, ôi thiu. Bà con cũng có thể trộn
thêm Vitamin C và men tiêu hóa giúp ếch có hệ tiêu hóa tốt và tránh được các bệnh.
Khi ếch không ăn hết thức ăn bà con cần phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, không để
trong bể sẽ gây ô nhiễm môi trường gây nên các bệnh như bệnh sình bụng
+Với thức ăn là cám công nghiệp, với thức
ăn này bà con lưu ý về kích thước của cám ăn sao cho phù hợp với ngày tuổi của ếch,
có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với biến đổi của ếch. Không nên cho ăn tập
trung một chỗ vì ếch là loài cạnh tranh thức ăn rất cao dễ gây cắn nhau để
tranh giành thức ăn
-
Chăm sóc ếch: Có thể tham khảo liều lượng thức
ăn sau đây:
+Từ 7-10% trọng lượng của ếch có 3 – 30g
+Từ 5-7% trọng lượng của ếch có
30-50g
+Từ 3-5% trọng lượng của ếch
có150g trở lên
- Cách cho ếch ăn trong bể bạt
Ếch ăn nhiều và lúc chiều tối và đêm nên bà con nên thể hạn
chế cho ăn vào ban ngày, tập trung cho ăn vào chiều tối và ban đêm và có thể bổ
sung thêm vitamin C và men tiêu hóa kết hợp để
tăng sức đề kháng và giúp ếch tiêu hóa tốt thức ăn, không mắc bệnh về
tiêu hóa
-
Quản lý ếch trong Mô hình nuôi ếch trong bể lót bạt
+Là nước ngọt hoàn toàn hoặc (
hàm lượng mặn <5%) và là nước sạch
+Mỗi ngày tăm cho ếch ít nhất 2 lần, tích cực tắm vào những ngày trưa nắng
+Thay nước thường xuyên, một ngày tư 1- 2 lần, dọn vệ sinh môi trường sạch
sẽ tránh trường hợp thức ăn dư thừa sẽ làm ô nhiễm môi trường nước làm ếch dễ
nhiễm bệnh
+Bà con sau khi thả ếch giống từ
5- 10 ngày nên kiểm tra, tách đàn theo trọng lượng tương đương nhau
+Lưu động trong việc thay đổi kích thước, hàm
lượng thức ăn cho ếch sao cho phù hợp
Trên đây là toàn bộ những phần đáng lưu ý cho bà con có thể
tham khảo về Kỹ thuật nuôi ếch trong bểlót bạt cơ bản, đúng kĩ thuật, có khoa học và hiệu quả. Hi vọng sẽ có ích
cho bà con trong hoạt động nuôi ếch để có nhiều lợi nhuận hơn.