VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA ẾCH


 Chủ đề của bài viết này rất phù hợp cho những ai đang có ý định nghiên cứu chuyên sâu về loài ếch hay những hộ gia đình mới làm quen với nghề nuôi ếch. " Vòng đời phát triển của ếch như thế nào ? " đây không phải là một câu hỏi khó nhưng không có nghĩa là ai cũng có thể trả lời được, vậy nên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.



Giai đoạn 1 : Trứng đã thụ tinh

-Như chúng ta đã biết thì ếch có tập tính sinh sản vào mùa mưa với điều kiện tương đối ẩm ướt. Con cái tiến hành đẻ trứng => con đực ôm con cái => tiến hành tưới tinh trùng vào trứng => ếch cái tiến hành phun trứng => trứng đóng thành đám sau quá trình thụ tinh. Trứng thường nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

-Khoảng 18 – 24 giờ sau trứng nở thành nòng nọc với điều kiện nhiệt độ vào khoảng 25-30 độ.



Giai đoạn 2 : Nòng nọc

-Nòng nọc là hình dạng sơ khai đầu tiên của loài ếch sau quá trình thụ tinh.

-Đặc điểm nhận dạng : Nòng nọc có đầu to, đuôi dài và dẹt. Sau một thời gian, nòng nọc lớn dần lên và hình thành 2 chân ở phía sau. Nòng nọc lớn, mọc tiếp 2 chân trước.

-Trong 1-2 ngày đầu, nòng nọc không ăn gì ngoài noãn hoàn để phát triển



Giai đoạn 3 : Ếch con

-Nòng nọc phát triển ổn định, thích nghi dần với môi trường sống và tiến hành teo đuôi, dần mất đuôi và hình thành nên ếch con với đầy đủ các bộ phận như chúng ta thường hay thấy.

-Quá trình biến đổi từ nòng nọc sang ếch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó môi trường, ếch bố mẹ cũng có nhiều ảnh hưởng. Thông thường giai đoạn biến đổi này khoảng 3 tuần

-Trong giai đoạn này, ếch con hầu như có những đặc điểm từ hình thức cho tới tập tính sinh lí giống với ếh trưởng thành. Do đó, bà con tiến hành chăm sóc ếch theo chế độ bình thường. Đồng thời đây cũng là giai đoạn ếch phát triển nhanh nhất để có thể thích nghi được và dễ dàng bảo vệ bản thân trước kẻ thù.



Giai đoạn 4: Ếch trưởng thành

-Sau khoảng 45-55 ngày, ếch con sẽ biến đổi thành ếch giống

-Ếch con sau quá trình sinh trưởng và phát triển dần dần có sự thay đổi về kích thước, tuy nhiên sự tăng trọng này vẫn không đáng kể.

-Ếch là động vật ăn tạp, thiên về tính ăn động vật, đặc biệt là động vật sống. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao có hiện tượng ếch ăn lẫn nhau. Ở giai đoạn này nhu cầu thức ăn của ếch cao nên càng dễ xảy ra tình trạng này. Do đó, ếch cần được chú trọng về khâu thực phẩm.

Giai đoạn 5 : Ếch giống - Ếch thịt

-Ếch trưởng thành có thể được giữ lại làm ếch giống đối với những ếch bố mẹ đạt chuẩn. Ếch giống lại tiếp tục quá trình từ thụ tinh cho tới khi trưởng thành. Chu trình này được tuần hoàn, lặp đi lặp lại.

-Ngoài ếch giống thì lượng ếch còn lại được xem là ếch thịt hay ếch thương phẩm và sẽ được cung cấp ra ngoài thị trường để tiêu thụ.



      Trên đây là bản tóm tắt quá trình phát triển của ếch và tương đối hoàn chỉnh. Chúng ta có thể đọc để hiểu, nắm bắt và dễ dàng ứng dụng trong quá trình nuôi. Mặc dù ếch là loài động vật dễ nuôi cũng như không đòi hỏi khắt khe trong quá trình chăm sóc, tuy nhiên nếu bà con càng có nhiều thông tin nghĩa là càng có thêm nhiều kinh nghiệm. Và điều này hoàn toàn không hề thừa thãi cho bà con. Hãy là một đọc giả thông minh, luôn đồng hành với chúng tôi để biến giấc mơ làm giàu từ nghề nuôi ếch sớm đi vào hiện thực.