Như các bạn đã biết thì chuồng nuôi ếch có tầm ảnh hưởng
rất lớn tới chất lượng ếch nuôi. Mặc dù đây là một trong những nhân tố quan trọng
hàng đầu nhưng không ít hộ gia đình lại bỏ qua hay không mấy chú ý.Chính vì vậy,trong
bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của chuồng
nuôi cũng như hướng dẫn cách làm chuồng ếch như thế nào là đúng cách.
Nhiều người có quan niệm sai lầm về chuồng nuôi ếch: một
số người làm chuồng dựa trên trực quan cá nhân, một số người khác lại xem nhẹ
vai trò của chuồng ếch do đó dẫn tới hiện tượng chuồng thiếu tính khoa học hay
không đạt chất lượng. Trong bài viết về kỹ thuật nuôi ếch đã được chúng tôi
chia sẻ thì có thể thấy, chất lượng hay sản lượng ếch đạt được phản ánh quy
trình nuôi của bạn ra sao, trong đó không thể không nhắc tới chuồng nuôi ếch.
Làm thế nào để có một chuồng nuôi ếch "đạt chuẩn"
?
Làm
chuồng trong mô hình nuôi ếch bằng lồng lưới
Đây là hình thức nuôi ảnh được nhiều người áp dụng bởi
vì làm lồng bằng lưới nilon. Điều này thuận tiện cho quá trình chăm sóc ếch, đặc
biệt là giúp người nuôi giảm chi phí nhiều lần so với làm chuồng bằng bể xi
măng.
Yêu cầu :
+ Hồ nuôi ếch nên phát quang xunh quanh bờ để hạn chế
lá cây rụng xuống nhiều làm đục nước và gây hôi, thối.
+ Đặt lồng lưới xuống ao kéo cho vuông vắn và cho tấm
xốp nổi trong lồng lấy nơi cho ếch nằm và để thức ăn. - Cấu tạo lồng lưới
+ Dùng lưới nilon tự nhiên đan thành từng lồng riêng lẻ.
Kích thước lồng: chiều rộng khoảng 3m, chiều dài 10m, chiều cao 1,0m. Với kích
thước đó ta sẽ tiện tiện chăm sóc, kiểm tra khi cần thiết. Tấm dưới cùng nên
dùng loại lưới thưa hơn để khi ếch ăn không hết, thức ăn sẽ rơi xuống cho cá
ăn.
+ Kích cỡ mắt lưới khoảng 0,5-1cm. Bà con không nên
dùng mắt lưới lớn hơn 1cm, ếch sẽ dễ bị thất thoát ra ngoài. Nếu mắt lưới dày
thì những chất thải của ếch sẽ tích tụ, gây ô nhiễm lồng nuôi.
Làm
chuồng trong mô hình nuôi ếch bằng bể xi măng
Cách này có thể tận dụng những mảnh đất dư thừa
trong vườn để xây bể hoặc chuồng nuôi lợn đã bỏ để nuôi ếch. Hình thức nuôi này
sẽ đảm bảo ếch không nhảy được ra ngoài cũng như để tránh kẻ thù xâm nhập, dễ
chăm sóc. Yêu cầu :
+ Xung quanh thành bể phải giăng lưới để tránh ếch nhảy
ra ngoài
+ Dưới đáy phải có ống thoát nước để tiện cho việc
thay nước.
Lưu ý :
Xung quanh phía trong của bể khoảng 20 cm sao cho cao
hơn mặt nước khoảng 5 - 10 cm để lấy nơi cho ếch nằm trên cạn khi cần thiết.
-
Cách xử lý bể nước mới xây:
Bơm nước vào đầy bể, dùng thuốc tím 5p.p.m với tỷ lệ
2kg/1m2 mặt nước. Sau đó lấy cây chuối hột chẻ đôi rải khắp mặt nước để ngâm nhằm
khử nước xi măng. Thời gian ngâm bể khoảng 7 ngày, sau đó xả hết nước trong bể,
chùi rửa sạch sẽ. Tiếp tục bơm nước vào bể khoảng 40-50 cm chiều cao. Dùng muối
ăn theo tỷ lệ 20 - 30g trên 1m2 nước hoặc hóa chất MALACHITEGREEN để khả trị nấm
khuẩn. Sau 2 ngày thải nước đó, cho nước sạch vào để thả ếch giống vào bể nuôi.
Những địa phương nước có độ pH - nước phèn cao thì không thích hợp cho việc
nuôi ếch.
Lưu
ý:
+ Ếch là loại động vật sống lưỡng cư, vì vậy nên thay
nước thường xuyên. Tốt nhất là thay 1 ngày 2 một lần thì sẽ tránh được nguy cơ
nhiễm bệnh cao. Nên tạo môi trường sạch sẽ cho ếch phát triển, tăng trọng
nhanh.
+ Sau khi thả giống khoảng 15 ngày nên lựa chọn, tách
riêng loại ếch lớn nhỏ sang từng bể, lồng riêng biệt để dễ chăm sóc
Trên đây là hai cách làm chuồng ếch phổ biến
và tương đối dễ cho các bạn thực hiện.Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể mà ta có thể
lựa chọn hình thức nuôi thả phù hợp nhất về cả điều kiện tự nhiên lẫn điều kiện
kinh tế nhưng quan trọng là đảm bảo cho ếch sinh trưởng tốt nhất có thể.
xem thêm bài viết: https://echgiongmientrung.com/ky-thuat-nuoi-ech/trong-long-luoi/