KĨ THUẬT NUÔI ẾCH TRONG VÈO NƯỚC

KỸ THUẬT NUÔI ẾCH TRONG VÈO NƯỚC
          Ếch là một loài động vật lưỡng cư, chúng sống ở trong môi trường ẩm ướt, độ ẩm cao, trong khi đó Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, vậy nên đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề nuôi ếch. Nhiều hộ gia đình ở nước ta nhờ vào việc nuôi ếch mà có thể vươn lên để làm giàu, thu lại nguồn lợi nhuận lớn. Vậy, phải làm thế nào để có thể có được những con ếch khỏe mạnh, chất lượng và mang nguồn thu cho người dân? Thấu hiểu được những băn khoăn của người dân, sau đây chúng tôi xin giớ thiệu một kĩ thuật nuôi ếch được xem là phổ biến và có hiệu quả nhất hiện nay. Đó chính là kĩ thuật nuôi ếch trong vèo lưới.


                   a.  Làm vèo nước nuôi ếch
Người dân làm vèo nuôi ếch có chiều dài khoảng 5m, chiều rộng 3m, chiều cao 1m.
 Vèo nuôi được bao quanh bằng lưới dệt bằng sợi cước, người dân nên chọn loại lưới có lỗ không quá dày nhưng cũng ko quá mỏng. Bởi vì nếu lưới quá dày sẽ khó khăn trong việc vệ sinh, còn nếu lưới mỏng thì ếch có thể bị thoát ra ngoài gây hao hụt cho người dân.
Đặt các miếng xốp  kích thước 30x40 cm trên lưới để làm chỗ nghỉ cho ếch và cho ếch ăn
 Ở những địa phương có khí hậu nắng nóng, bà con nên dùng lưới che cho ếch. Tuy nhiên người dân không nên che đậy quá kín tránh làm cho ếch bị bệnh
 Chú ý: sau khi đã làm xong vèo nuôi, nên khử trùng cho sạch sẽ, tránh các mần bệnh gây hại cho ếch( người dân có thể dùng nước vôi hoặc dùng thuốc tím). Nước trong bể nuôi có độ pH từ 6-7 là phù hợp nhất cho ếch sinh sống và phát triển thuận lợi.
b. Chọn giống
Người dân nên chọn ếch có khối lượng 6-7 kg/1000 con. Có kích thước 4-6cm/con. Độ tuổi khoảng 1 tháng tuổi.
 Màu da sẫm, phản ứng nhanh nhạy, linh động.
 Ếch giống có bố mẹ khỏe mạnh, không bị bệnh, không bị dị tật
 Nên chọn giống ở những trại ếch giống có uy tín, ở gần địa phương, thời gian vận chuyển ngắn để đảm bao chất lượng và tránh hao hụt giống.
c.       Thả giống vào bể:
Sau khi mua ếch giống về nên dùng thuốc tím để tắm cho ếch nhằm khử trùng, tiêu độc cho ếch trong quá trình vận chuyển.
Tháng đầu nên thả ếch từ 250 con/m­­2. Thứ hai 150 con/m2.Tháng thứ ba khoảng 70 con/m2.
Chú ý: không thả mật độ ếch quá thưa hoặc quá dày sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển  của ếch. Lượng nước trong bể nuôi khoảng từ 20- 30 cm.
d.    Chăm sóc ếch
Thức ăn:
·        Đối với thức ăn công ngiệp( bột hoặc cám viên):  Ếch ở tháng đầu nên cho ăn thức ăn có hàm lượng 4-6% so với trọng lượng của ếch, tháng tiếp theo giảm xuống còn từ 3-4%. Nên chọn loại thức ăn có hàm lượng đạm dưới 40%.
·        Đối với thức ăn là cá nhỏ, cá mùn, cá tạp,...: đây là nguồn thức ăn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho ếch rất lớn giúp cho ếch có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, chỉ nên cho ếch ăn đồ tươi sống, không nên để  cho ếch ăn cá bị ươn, bị thối. Sau khi vệ sinh chuồng sạch sẽ, bơm nước vừa đủ đến ngang chân của ếch, để thức ăn lên xốp, chờ khi ếch ăn xong thì bơm nước cao lên. Nên cho ếch ăn 3-4 bữa/ ngày ở tháng đầu và 2 bữa/ ngày ở hai tháng tiếp theo.
·         Nên bổ sung thêm vitamin C vào trong thức ăn của ếch giúp cho ếch có thể phát triển tốt hơn.
Chú ý: Thức ăn phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ếch:
·        Giai đoạn ếch 3 ngày tuổi: thức ăn tự nhiên, tươi sống, có 35,37% đạm.
·        Giai đoạn ếch 15 ngày tuổi: thức ăn có 35% đạm
·        Giai đoạn ếch 45 ngày tuổi: thức ăn có 30% đạm
·        Giai đoạn ếch 90 ngày tuổi: thức ăn có 25% đạm
·        Giai đoạn nuôi bán: thức ăn có 22% đạm
Khi cho ếch ăn cần dàn đều thức ăn để cho toàn bộ ếch có thể ăn được tránh tình trạng con đói con no.
Sau khi cho ếch ăn, quan sát kĩ nếu ếch ăn hết thức ăn thì 20 phút sau cho ăn thêm 1 lượt, nếu ếch ăn không hết thì vào lần cho ăn sau nên giảm bơt thức ăn, tránh lãng phí và giữ vệ sinh.
Nước trong bể nuôi:
Nuôi ếch trong vèo nước khá an nhàn cho người dân vì ít phải thường xuyên thay nước như nuôi ếch trong bể lót bạt hay bể xi măng. Tuy nhiên, những vèo nước có mực nước thấp, dễ ô nhiễm thì nên vệ sinh, xả nước định kì để cho ếch có thể có môi truongf sống sạch sẽ, an toàn, tránh các mầm bệnh gây hại cho ếch.
Quá trình phát triển của ếch: sau 1 tháng nuôi ếch có khối lượng khoảng từ 60-80g, sau 2 tháng khoảng từ 150-190g, 3 tháng khoảng 250-320g.
Phòng bệnh cho ếch:
          Trước khi thả ếch vào nuôi cần phỉa khử trùng vèo nuôi cho sạch sẽ
          Không được để cho nước trong vèo nuôi bị ô nhiễm, khi có hiện tượng nước bị ô nhiễm cần phải thay nước ngay.
          Thường xuyên quan sát, theo dõi sự sinh trưởng của ếch, cần sàng lọc laoij bỏ những con bị bệnh hoặc có triệu chúng nhiễm bệnh để bảo phòng tránh bệnh dịch cho đàn ếch.
Thu hoạch: Ếch sau khi nuôi khoảng 3 tháng là có thể thu hoạch. Trước khi bán 1 ngày không nên cho ếch ăn để dễ vận chuyển, tránh hao hụt cho người mua.
  
Nuôi ếch là một ngành kinh tế có thể giúp cho người dân thoát nghèo, vươn lên làm  giàu. Tuy nhiên, đây cũng không phải là một điều dễ dàng, muốn nuôi được ếch thì người dân cần phải có sự hiểu biết nhất định về kĩ thuật nuôi ếch. Trên đây chúng tôi đã giới thiệu chongười dânt kĩ thuật nuôi ếch trong vèo nước. Đây là kĩ thuật được nhiều hộ gia đình ứng dụng. Ưu điểm của kỹ thuật nuôi ếch trong vèo nước chính là: tiết kiệm được diện tich đất, dễ làm, chi phí thấp,… ngoài ra người dân còn có thể nuôi ếch kết hợp với nuôi cá, vừa làm thức ăn cho ếch, vừa giúp bà con tăng thêm thu nhập cho gia đình. Là người bạn thân thiết nhất của người dân chúng tôi luôn cố gắng, nỗ lực để đem lại cho bà con những kiến thức bổ ích nhất. Hi vọng với kĩ thuật nuôi ếch trong vèo  nước mà chúng tôi đã mang lại lần này có thể giúp bà con thành công.