Kỹ thuật nuôi ếch trong ao đất

Hiện nay có hoạt động nuôi ếch diễn ra rất phổ biến đòi hỏi sẽ có nhiều phương pháp cũng như có những kỹ thuật chăm sóc khác nhau. Hôm nay, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kỹ càng hơn về Kỹ thuật nuôi ếch trong ao đất. Kỹ thuật này có thể sẽ phức tạp hơn những kỹ thuật khác những vẫn là một trong những sự lựa chọn của người làm. Dưới đây là những lưu ý khi thực hiện kĩ thuật này.



1.   Chuẩn bị ao đất

+Người làm chuẩn bị diện tích ao từ 30-300 (m2) phù hợp với điều kiện và nhu cầu. Có thể thiết kế thêm bạt nylon đi kèm nếu ao không thể giữ nước. Bên cạnh đó cũng có thể xây tường gạch hoặc dựng lưới xung quanh ao từ 1m – 1,2 m tránh ếch nhảy ra ngoài. Lắp đặt hệ thống dẫn nước, thoát nước hợp lí, mực nước dao động từ 20 – 30 cm. Hồ có thể phủ bèo lục bình hoặc muống làm nơi cư trú cho ếch. Có thể trồng cây bóng mát xung quanh ao cho những ngày nắng nóng. Lưu ý trồng những cây dễ dàng dọn vệ sinh khi lá rơi, tránh làm nước ô nhiễm. Có thể lựa chọn chỗ làm ao đất ở nơi yên tĩnh tránh tình trạng ồn ào, gây kích động cho ếch.

2.   Khâu chuẩn bị ếch giống

+Nên lựa ếch giống có khối lượng đồng đều nhau, để đảm bảo sự phát triển đồng đều, tránh trường hợp bị hao hụt vì chênh lệch bởi cân nặng. Chiều dài trung bình, đảm bảo phát triển nhanh, ổn định, phù hợp rơi vào từ 4- 6cm mỗi con. Cẩn thận khi chọn giống trách chọn các giống ếch bị bệnh, tật, ốm yếu. Nên chọn giống ở địa bản gần với nơi chăn nuôi để giống có thể thích nghi tốt với điều kiện môi trường ở nơi chăn nuôi.

-         Mật độ thả ếch trong Kỹ thuật nuôi ếch trong ao đất

+ Với kỹ thuật này, ếch giống thả thưa hơn so với kĩ thuật  nuôi ếch trong bể xi măng từ 60 – 80 con/m2 trong tháng đầu tiên, các tháng tiếp theo có thể tùy chỉnh mật độ sao cho thích hợp. Từ 5 -10 tiến hành lọc ếch, giữ lại ếch có kích thước tương đương nhau. Không để quá chênh lệch về kích thước tránh trường hợp con lớn sẽ ăn con nhỏ.



3.   Nguồn nước:

+ Nguồn nước cung cấp có thể là nước sông, nước máy tùy điều kiện của người chăn nuôi nhưng phải là nước ngọt hoàn toàn, hàm lượng độ mặn là <5%

+ Độ pH của nước phù hợp nằm trong khoảng 7,5 đến 8,5. Khi nước có độ phèn tức độ pH <5,5 có thể dùng vôi để tăng lượng pH ngang mức ổn định

+Bên cạnh đó nhiệt độ nước cũng là một yếu tố quan trọng dao động trong khoảng  25o  - 32 oC, nhiệt độ lí tưởng nhất từ 28 – 30oC

4.   Thức ăn và liều lượng của thức ăn khi nuôi trong ao đất

Thức ăn:

+Đối với thức ăn là cám, người chăn nuôi có thể cho kèm thêm vitaminc hoặc men sống. Liều lượng phải phù hợp với từng giai đoạn. Điều chỉnh lượng thức ăn khác nhau, kích thước cám cũng phải thay đổi theo sự biến đổi của ếch giống.

+Đối với thức ăn là cá tạp: Nguồn thức ăn này rất nhiều chất đạm đem lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho ếch. Nhưng với loại thức ăn này người chăn nuôi cần phải chú ý về thể trạng của thức ăn, cá không được ươn đồng thời loại thức ăn này rất dễ gây bẩn đối với môi trường nước nếu như ếch không ăn hết nên cần vệ sinh cẩn thận sau khi cho ăn, tránh làm ô nhiễm nguồn sống của ếch.

 Liều lượng:

+Ếch có khối lượng từ 5 – 100 gram có thể cho ăn nhiều lần từ 3 -4 lần/ngày. Lượng thức ăn sẽ bằng 4 – 6% khối lượng ếch. Các tháng thiếp theo từ 3-5 % khối lượng ếch.

+Ếch ăn nhiều và lúc chiều tối và đêm nên người làm có thể hạn chế cho ăn vào ban ngày, tập trung tăng cường cho ăn vào chiều tối và ban đêm.

5.   Phòng trừ một số bệnh hay mắc phải ở ếch:

Ếch nuôi trong Kĩ thuật nuôi ếch trong bể xi măng thường mắc một số bệnh như sau bởi mật độ dày: sình bụng, lở loét đỏ chân, mù mắt. Cần phát hiện và chữa trị kip nếu không ếch sẽ chết rất nhanh đem lại hiểu quả, năng suất chăn nuôi không cao.

Bênh lở loét đỏ chân:

 Có dấu hiệu di chuyển chậm, ăn ít, nốt đỏ xuất hiện nhiều ở chân, có thể bị sưng và ở góc đùi có tụ huyết. Để phòng bệnh và chữa bệnh một cách tốt nhất là giữ vệ sinh môi trường nước. Thay nước một cách thường xuyên định kì 2 lần/ ngày. Khi ếch nhiễm bệnh có thể sử dụng 5 gram thuốc Norfloxaxine trộn cùng 1kg thức ăn. Sử dụng liên tục từ 5- 7 ngày.



Bệnh sình bụng:

 nguyên nhân như đã nói ở trên có thể thức ăn bị ươn, ôi thiu, hoặc thức ăn dư thừa không được vệ sinh sạch sẽ. Cách điều trị dừng cho ăn từ 1 đến 2 ngày để làm vệ sinh sạch sẽ bể nuôi. Tiếp theo trộn thức ăn cùng Sulphadiazine và trimethroprim với tỉ lệ 4 -5 gram/kg trong vòng 5-7 ngày. Bên cạnh đó để hạn chế việc mắc bệnh cũng như phòng bệnh bằng cách khi cho ếch ăn hãy trộn cùng Lactobacillus với tỉ lệ 2gr/kg thức ăn. Kết hợp vệ sinh bể nuôi sạch sẽ tránh gây ô nhiễm.

 Bệnh mù mắt:

 Ếch khi bị mắc phải có hiện tượng mắt phù, đục và dẫn đến mù mắt. Để chữa trị người chăn nuôi có thể khử trùng bể nuôi bằng Iodine với tỉ lệ 5-10 ml/m3



Đây là một số giải đáp những vấn đề thắc mắc trong Kĩ thuật nuôi ếch trong ao đất.  Hy vọng đây sẽ là nguồn tư liệu hữu ích cho mọi người thực hiện công việc của mình nhằm đạt năng suất, hiệu quả cao mang lại nhiều lợi nhuân.