Kỹ thuật nuôi ếch Thái Lan

Hoạt động nuôi ếch tại Việt Nam hiện nay đang ngày càng phát triển và việc đưa giống mới có giá trị về mặt kinh tế, vừa phù hợp mới môi trường là mục tiêu phát triển công nghệ nuôi ếch. Cho nên đưa ếch từ nơi khác về Việt Nam cụ thể ếch giống Thái Lan  cũng là một hoạt động nằm mở rộng được giống loài, đa dạng hơn đem lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế. Sau đây là một số lưu ý trong Kỹ thuật nuôi ếch Thái Lan



 Đặc điểm của ếch giống Thái Lan

+Là loài lưỡng cư , chu kì sống của nó bao gồm 3 giai đoạn

Nòng nọc: Sống hoàn toàn ở trong môi trường nước  ( 21- 28 ngày). Thức ăn chính là các động vật phù du ở dưới nước

Ếch giống ( từ 2gram – 50 gram) Sống ở cạn nhưng sát ở những nơi có nước, thức ăn của chúng là côn trường, giun, ốc nỏ. Lúc này có thức ăn có thể là thức ăn viên.

Ếch trưởng thành( 200gram – 300gram) Từ 8 tháng trở đi ếch trưởng thành và có thể sinh sản



Các mô hình nuôi ếch thái lan thường gặp

 Mô hình nuôi ếch thái lan trong bể xi măng

+Với mô hình nuôi ếch trong bể xi măng đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Chiều dài bể  từ 5 đến 10(m), chiều rộng 3 đến 6(m), chiều cao tương đương với 1,2 đến 1,5m. Độ dốc của măt đáy bể tầm  15 độ thuận tiện cho việc xả nước thải ra ngoài đồng thời có thể kiểm soát được lượng nước chảy ra nhưng vẫn giữ ếch trong bể không thoát ra ngoài cùng nước. Có thể thiết kế thêm ụ nhỏ có chiều cao hơn nền bể tầm 20-30cm để tránh trường hợp đuối nước ở ếch. Người làm nên phủ lưới ở trên bể làm giảm nhiệt độ khi tăng quá cao, tránh ánh nắng trực tiếp, hạn chế được những mối nguy hại bên ngoài. Có thể bể lát thêm gạch hoa.

+Sau khi xây xong bể, cần xả nước ra vào nhiều lần nhằm mục đích làm sạch, có thể xử lí từ 2 -3 tuần nhằm đảm bảo độ an toàn cho bể nuôi. Sau khi xử lí, trước khi thả ếch người làm cần xử lí bước cuối cùng bằng cách cho thuốc tím hay Cholorine.

+Mực nước xả vào trong bể ngập một nửa thân ếch, chỗ nào sâu có thể xả nước tầm 30cm, chỗ nào cạn có thể xả nước tầm 20 cm.



Mô hình nuôi ếch trong ao đất

+Người làm chuẩn bị diện tích ao từ 30-300 (m2) phù hợp với điều kiện và nhu cầu. Có thể thiết kế thêm bạt nylon đi kèm nếu ao không thể giữ nước. Bên cạnh đó cũng có thể xây tường gạch hoặc dựng lưới xung quanh ao từ 1m – 1,2 m tránh ếch nhảy ra ngoài. Lắp đặt hệ thống dẫn nước, thoát nước hợp lí, mực nước dao động từ 20 – 30 cm. Hồ có thể phủ bèo lục bình hoặc muống làm nơi cư trú cho ếch, có thể trong cây bóng mát xung quanh ao cho những ngày nắng nóng. Lá cây dễ dàng vệ sinh tránh trường hơp làm ô nhiễm môi trường nước

 Mô hình nuôi ếch trong giai (vèo)

Người làm nên thiết kể giai theo kích thước chiều dài tầm (5-6)m, chiều rộng từ (2,5 – 3m ), chiều cao tương đương tầm 1m thuận lợi cho việc quản lí và chăm sóc. Chọn xăm có lỗ vừa phải tránh quá dày cũng như quá mỏng vì sẽ bị ô nhiễm môi trường và ếch dễ thoát ra ngoài.



Mô hình nuôi ếch trong bể lót bạt:

Khi bắt đầu xây bể nên lựa chọn diện tích từ 10-30 m2, độ cao dao độngtừ (1,2 – 1,5 m) là độ cao phù hợp nhất  thuận lợi cho ếch. Thiết kế thêm ống nước thoát nước dẫn nước và mực nước phù hợp khoảng 1 nửa thân ếch. Mô hình này có điểm lợi đó là có thể xử lí nguồn nước một cách dễ dàng nhất

Kỹ thuật nuôi ếch Thái Lan

-         Nguồn nước

+Phải là nguồn nước sạch và là nước ngọt hoàn toàn( độ mặn < 5%)

+Khi pH trong nước chạm ngưỡng 6,5 – 8,5 xử lý bằng cách thêm vôi trước khi chăn nuôi

+Nhiệt độ lí tưởng trong khoảng từ 25- 32oC, tốt nhất từ 28-30oC

-         Thức ăn của ếch Thái Lan:

+ Thức ăn là cám, tùy vào ngày tuổi của ếch mà người chăn nuôi lựa chọn kích cỡ cũng như liều lượng cám khác nhau, có thể trộn thêm Vitamin C trong cám.

+Đối với thức ăn là cá tạp: Nguồn thức ăn này rất nhiều chất đạm đem lạ nguồn dinh dưỡng dồi dào cho ếch. Nhưng với loại thức ăn này người chăn nuôi cần phải chú ý về thể trạng của thức ăn, cá không được ươn đồng thời loại thức ăn này rất dễ gây bẩn đối với môi trường nước nếu như ếch không ăn hết nên cần vệ sinh cẩn thận sau khi cho ăn, tránh làm ô nhiễm nguồn sống của ếch. Phải chú ý và vệ sinh sạch sẽ

Liều lượng cho ăn trong Kỹ thuật nuôi ếch Thái Lan

+Ếch có khối lượng từ 5 – 100 gram có thể cho ăn nhiều lần từ 3 -4 lần/ngày. Lượng thức ăn sẽ bằng 4 – 6% khối lượng ếch. Các tháng thiếp theo từ 3-5 % khối lượng ếch. Có thể linh động thay đổi liều lượng tùy theo từng điều kiện thích hợp

+Ếch ít ăn vào buổi tối nên người làm có thể cho ăn vào ban ngày. Tập trung tăng cường cho ăn vào sáng và chiều.

Bệnh của ếch và cách phòng chữa

 Ếch nuôi trong Kĩ thuật nuôi ếch trong bể xi măng thường mắc một số bệnh như sau bởi mật độ dày: sình bụng, lở loét đỏ chân, mù mắt. Cần phát hiện và chữa trị kip nếu không ếch sẽ chết rất nhanh gây thiệt hại lớn.

+Bệnh lở loét đỏ chân:

Có dấu hiệu di chuyển chậm, ăn ít, nốt đỏ xuất hiện nhiều ở chân. Chân có thể bị sưng và ở góc đùi có tụ huyết. Để phòng bệnh và chữa bệnh một cách tốt nhất là giữ vệ sinh môi trường nước. Bà con nên thay nước một cách thường xuyên. Khi ếch nhiễm bệnh có thể sử dụng 5 gram thuốc Norfloxaxine trộn cùng 1kg thức ăn.

+Bệnh sình bụng

nguyên nhân như đã nói ở trên có thể thức ăn bị ươn, ôi thiu. Thức ăn dư thừa không được vệ sinh sạch sẽ rất dễn dẫn tới sình bụng. Cách điều trị dừng cho ăn từ 1 đến 2 ngày để làm vệ sinh sạch sẽ bể nuôi. Tiếp theo trộn thức ăn cùng Sulphadiazine và trimethroprim với tỉ lệ 4 -5 gram/kg trong vòng 5-7 ngày. Bên cạnh đó để hạn chế việc mắc bệnh cũng như phòng bệnh bằng cách khi cho ếch ăn hãy trộn cùng Lactobacillus với tỉ lệ 2gr/kg thức ăn. Kết hợp vệ sinh bể nuôi sạch sẽ tránh gây ô nhiễm.

+Bệnh mù mắt:

 Ếch khi bị mắc phải có hiện tượng mắt phù, đục và dẫn đến mù mắt. Để chữa trị người chăn nuôi có thể khử trùng bể nuôi bằng Iodine với tỉ lệ 5-10 ml/m3

+Bệnh giun sán:

Nguyên nhân do các loại sán gây ra như sán sơ mít, giun đũa. Khi mắc phải ếch có dấu hiệu chậm phát triển, ăn yếu. Cách chữa trị có thể tẩy sán bằng KILLING từ 3 – 5g/1kg thức ăn hòa cùng VITA COMPLEX 3 -5g/1kg thức ăn, trộn đều cùng thức ăn thực hiện liên tục trong 3 ngày, đến ngày tiếp theo người làm phải thay nước, khi thay nước mới cần phải diệt khuẩn bằng cách cho POWER FORCE với hàm lượng 30cc/12m2 rải khắp hồ. Sau đó cho ếch ăn C – QUICK từ 3 – 5g/1kg thức ăn trộn cùng BODY UP với hàm lượng tương đương rồi cho ếch ăn. Cứ 15 ngày tẩy giun một lần. Giữ môi trường nước được sạch sẽ

Trên đây là bài viết giúp mọi người tham khảo nhằm rút được những kinh nghiệm cần thiết khi nuôi ếch cụ thể trong Kỹ thuật nuôi ếch Thái Lan. Hy vọng thông qua bài viết này, bà con có thể tìm cho mình phương pháp thích hợp nhất giúp cho việc chăn nuôi diễn ra thuận lợi, đạt hiểu quả năng suất cao và thu được nhiều lợi nhuận