Nòng nọc ăn gì? cách nuôi nòng nọc ntn ko bị chết

   Đối với một số hộ nuôi chuyên về cung cấp ếch giống thì kỹ thuật nuôi nòng nọc là một trong những khâu nuôi quá quen thuộc. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là tất cả bà con khi nuôi nòng nọc đều có thể hiểu và áp dụng đúng quy trình. Đặc biệt là với những hộ gia đình mới nuôi thì đây được xem là một bài toán không hề dễ. Vậy nên, bà con dù mới nuôi hay nuôi lâu năm cũng nên xem qua bài viết này để có thể củng cố và có thêm nhiều kiến thức cho bản thân nhé.

I. Thức ăn cho nòng nọc là gì

  Về quá trình hình thành trứng, bạn có thể dành chút thời gian đọc lại bài viết " quá trình sinh sản của ếch "  ngay tại trang web này. Bây giờ chúng ta hãy cùng bắt đầu từ thời kì trứng  đã nở thành nòng nọc.

a) Thức ăn

1 – 2 ngày : Không cho ăn, lúc này nòng nọc sống bằng noãn hoàn

3 – 10 ngày : Có thể sử dụng lòng đỏ trứng ( đã luộc chín và đảm bảo vệ sinh để tránh gặp phải các vấn đề về tiêu hoá như sình bụng, khó tiêu) hoặc dùng thức ăn tổng hợp làm thức ăn chính.

11 – sau 45 ngày : Dùng thức ăn tổng hợp

Bà con có thể đến tại các địa điểm chuyên cung cấp thức ăn cho ếch uy tín để được tư vấn và hướng dẫn cách kết hợp một số loại thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho nòng nọc. Giúp nòng nọc ăn nhiều và khoẻ mạnh hơn ( ví dụ như bổ sung thêm C – QUICK , VITA COMPLEX ).

b) Chú ý:

- Bà con nên tránh trường hợp cung cấp cho nòng lượng thức ăn quá nhiều hay cho ăn quá nhiều lần trong ngày. Đây không phải là thói quen tốt và đặc biệt sẽ dẫn tới  tác dụng tiêu cực. Do đó phải chia cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 2 – 3 giờ.

- Như bà con đã biết thì quá trình nuôi dưỡng nòng nọc rất quan trọng. Nó quyết định đến số lượng cũng như chất lượng ếch giống sau này, do đó bà con không nên xem nhẹ.

- Ngoài khâu vệ sinh môi trường, nguồn thức ăn thì vấn đề quan sát để chăm sóc cũng rất quan trọng. Cụ thể là, các hộ nuôi cần biết cơ cấu nhiệt độ trong nước cho phù hợp nhất hay lượng oxy cần thiết,...

- Nên tận dụng có loại vi sinh vật có lợi cho quá trình nuôi như lăng quăng, bo bo, bọ nước và các thuỷ động vật khác làm thức ăn cho ếch. Vừa tiết kiệm được chi phí nuôi, vừa không gây tác dụng phụ. Đặc biệt, theo nghiên cứu từ các chuyên gia cũng như từ kinh nghiệm thực tiễn thì bà con nên gây nuôi tảo.

Trên đây là một số thông tin về kỹ thuật nuôi nòng nọc. Quả thực, Nghề nuôi ếch thực sự dễ với những ai không ngừng tìm hiểu và tiếp thu. Cuối cùng, chúc bà con có một vụ nuôi như ý !

II. Kỹ thuật nuôi nòng nọc



  Về quá trình hình thành trứng, bạn có thể dành chút thời gian đọc lại bài viết " quá trình sinh sản của ếch "  ngay tại trang web này. Bây giờ chúng ta hãy cùng bắt đầu từ thời kì trứng  đã nở thành nòng nọc.

1.     Thay nước cho nòng nọc

   - Mặc dù ếch là loài cần rất chú trọng trong khâu vệ sinh, đặc biệt là thường xuyên thay nước để đảm bảo môi trường không bị ô nhiễm. Tuy nhiên các bạn nên lưu ý, đặc điểm đó không được áp dụng cho nòng nọc trong 1 – 7 ngày đầu vì trong khoảng thời gian này bạn chỉ nên thả rau muống trong hồ để nòng nọc bám vào nghỉ ngơi ( rau muống là loại cây có tác dụng rất tốt trong quá trình nuôi nòng nọc, bà con không nên vứt bỏ ), không cần phải thay nước.

- Ngày thứ 8: Để tránh trường hợp môi trường thay đổi đột ngột làm nòng nọc

không thể thích ứng kịp và nghiêm trọng hơn là có thể dẫn tới những hậu quả khác. Bà con chỉ nên thêm nước lên 2 – 3 cm/ngày ( 1/4 – 1/5 lượng nước trong bể ) tới khi nước trong hồ đạt 20 cm.

2. Lưu ý :

- Thông thường thì bà con nên thay nước định kỳ 4 – 5 ngày một lần. Tuy nhiên trong quá chăm sóc nếu bà con nhận thấy nguồn nước trong bể ếch không đảm bảo thì nên kịp thời xử lí, tránh trường hợp để lâu ngày làm nòng nọc bị nhiễm bệnh.

- Để tăng hàm lượng oxy cho quá trình hô hấp của nòng nọc diễn ra hiệu quả, trong hồ dưỡng bà con nên sục khí nhẹ.

xem thêm bài viết: https://echgiongmientrung.com/cung-cap-ech-giong/mua-ech-giong-o-dau/