Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

>

Ếch giống xuất bán

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Nuôi ếch trên kênh, mương

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Ếch nuôi trong vèo

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Ếch giống

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi ếch

 

Như các bạn đã biết thì chuồng nuôi ếch có tầm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng ếch nuôi. Mặc dù đây là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu nhưng không ít hộ gia đình lại bỏ qua hay không mấy chú ý.Chính vì vậy,trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của chuồng nuôi cũng như hướng dẫn cách làm chuồng ếch như thế nào là đúng cách.



Nhiều người có quan niệm sai lầm về chuồng nuôi ếch: một số người làm chuồng dựa trên trực quan cá nhân, một số người khác lại xem nhẹ vai trò của chuồng ếch do đó dẫn tới hiện tượng chuồng thiếu tính khoa học hay không đạt chất lượng. Trong bài viết về kỹ thuật nuôi ếch đã được chúng tôi chia sẻ thì có thể thấy, chất lượng hay sản lượng ếch đạt được phản ánh quy trình nuôi của bạn ra sao, trong đó không thể không nhắc tới chuồng nuôi ếch.

Làm thế nào để có một chuồng nuôi ếch "đạt chuẩn" ?

Làm chuồng trong mô hình nuôi ếch bằng lồng lưới

Đây là hình thức nuôi ảnh được nhiều người áp dụng bởi vì làm lồng bằng lưới nilon. Điều này thuận tiện cho quá trình chăm sóc ếch, đặc biệt là giúp người nuôi giảm chi phí nhiều lần so với làm chuồng bằng bể xi măng.

Yêu cầu :

+ Hồ nuôi ếch nên phát quang xunh quanh bờ để hạn chế lá cây rụng xuống nhiều làm đục nước và gây hôi, thối.

+ Đặt lồng lưới xuống ao kéo cho vuông vắn và cho tấm xốp nổi trong lồng lấy nơi cho ếch nằm và để thức ăn. - Cấu tạo lồng lưới

+ Dùng lưới nilon tự nhiên đan thành từng lồng riêng lẻ. Kích thước lồng: chiều rộng khoảng 3m, chiều dài 10m, chiều cao 1,0m. Với kích thước đó ta sẽ tiện tiện chăm sóc, kiểm tra khi cần thiết. Tấm dưới cùng nên dùng loại lưới thưa hơn để khi ếch ăn không hết, thức ăn sẽ rơi xuống cho cá ăn.

+ Kích cỡ mắt lưới khoảng 0,5-1cm. Bà con không nên dùng mắt lưới lớn hơn 1cm, ếch sẽ dễ bị thất thoát ra ngoài. Nếu mắt lưới dày thì những chất thải của ếch sẽ tích tụ, gây ô nhiễm lồng nuôi.



Làm chuồng trong mô hình nuôi ếch bằng bể xi măng

 Cách này có thể tận dụng những mảnh đất dư thừa trong vườn để xây bể hoặc chuồng nuôi lợn đã bỏ để nuôi ếch. Hình thức nuôi này sẽ đảm bảo ếch không nhảy được ra ngoài cũng như để tránh kẻ thù xâm nhập, dễ chăm sóc. Yêu cầu :

+ Xung quanh thành bể phải giăng lưới để tránh ếch nhảy ra ngoài

+ Dưới đáy phải có ống thoát nước để tiện cho việc thay nước.

Lưu ý :

Xung quanh phía trong của bể khoảng 20 cm sao cho cao hơn mặt nước khoảng 5 - 10 cm để lấy nơi cho ếch nằm trên cạn khi cần thiết.

- Cách xử lý bể nước mới xây:

Bơm nước vào đầy bể, dùng thuốc tím 5p.p.m với tỷ lệ 2kg/1m2 mặt nước. Sau đó lấy cây chuối hột chẻ đôi rải khắp mặt nước để ngâm nhằm khử nước xi măng. Thời gian ngâm bể khoảng 7 ngày, sau đó xả hết nước trong bể, chùi rửa sạch sẽ. Tiếp tục bơm nước vào bể khoảng 40-50 cm chiều cao. Dùng muối ăn theo tỷ lệ 20 - 30g trên 1m2 nước hoặc hóa chất MALACHITEGREEN để khả trị nấm khuẩn. Sau 2 ngày thải nước đó, cho nước sạch vào để thả ếch giống vào bể nuôi. Những địa phương nước có độ pH - nước phèn cao thì không thích hợp cho việc nuôi ếch.



 Lưu ý:

+ Ếch là loại động vật sống lưỡng cư, vì vậy nên thay nước thường xuyên. Tốt nhất là thay 1 ngày 2 một lần thì sẽ tránh được nguy cơ nhiễm bệnh cao. Nên tạo môi trường sạch sẽ cho ếch phát triển, tăng trọng nhanh.

+ Sau khi thả giống khoảng 15 ngày nên lựa chọn, tách riêng loại ếch lớn nhỏ sang từng bể, lồng riêng biệt để dễ chăm sóc

Trên đây là hai cách làm chuồng ếch phổ biến và tương đối dễ cho các bạn thực hiện.Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể mà ta có thể lựa chọn hình thức nuôi thả phù hợp nhất về cả điều kiện tự nhiên lẫn điều kiện kinh tế nhưng quan trọng là đảm bảo cho ếch sinh trưởng tốt nhất có thể.

xem thêm bài viết: https://echgiongmientrung.com/ky-thuat-nuoi-ech/trong-long-luoi/

 

TRẠI ẾCH GIỐNG MIỀN TRUNG, MIỀN BẮC

Hiện tại, trên cả nước có nhiều trại ếch giống với nguồn giống, loại giống và chất lượng khác nhau. Kèm theo đó là giá cả khác nhau.



Báo giá ếch giống tại các trại ếch giống

Giá ếch giống của các trại ếch phụ thuộc vào vị trí địa lí vùng miền. Ở những khu vực có nông dân nuôi đông, khó sản xuất ếch giống, các trại ếch giống ít sẽ là khu vực có giá ếch giống cao. Giá giống ở các khu vực đó giao động từ 1200đ- 1400đ. Ở những khu vực trại ếch giống nhiều, dễ sản xuất như các tỉnh miền tây, giá ếch giống sẽ từ 800đ-1000đ.

Hiện tại, khu vực lạnh khó nuôi như các tỉnh bắc bộ, giá ếch giống đang giao động ở 1200-1400đ. Miền trung là 1000đ-1200đ. Miền nam là 800-1000đ. Riêng trang trại ếch giống Miền trung của chúng tôi luông giữ giá ổn định và rất cạnh tranh. Chúng tôi là trại giống có năng lực sản xuất giống lớn nhất khu vực. Giá ếch giống hằng năm chúng tôi là 1000đ/ con với ếch giống có kích thước đạt chuẩn 2-4kg/ 1000 con, ếch đều, không bị con to con nhỏ, chiều dài giống là 2-4cm.


Giới thiệu chất lượng giống tại Trại ếch giống Miền Trung, Miền Bắc

Trang trại ếch giống miền trung là đơn vị có kinh nghiệm thâm niên trong hoạt động sản xuất và cung cấp ếch giống chất lượng cao cho bà con nông dân khu vực miền trung từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và các đại lí giống kHu vực miền bắc.

Với phương châm” sự thành công của bà con là cơ sở cho sự tồn tại của trại giồng” , chúng tôi luôn đặt lợi ích của bà con lên hàng đầu,

Cung cấp ếch giông chất lượng nhất,

Đảm bảo vận chuyển không bị hao hụt,

Đảm bảo sức khỏe của ếch từ trại giống đến hồ nuôi cho bà con( nếu có lượng giống hao hụt trong quá trình vận chuyển, chúng tôi sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm cho bà con).

Bà cn có nhu cầu mua ếch giống hoặc muốn tư vấn kỹ thuật xây chuồng trại. Hay muốn tới tham quan mô hình thì vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi rất vui lòng đón tiếp tư vấn cho bà con ạ!

Địa Chỉ: Thôn Thượng Nam, xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Fanpage: https://www.facebook.com/echgiongthailan/

 

 

VÒNG ĐỜI PHÁT TRIỂN CỦA ẾCH


 Chủ đề của bài viết này rất phù hợp cho những ai đang có ý định nghiên cứu chuyên sâu về loài ếch hay những hộ gia đình mới làm quen với nghề nuôi ếch. " Vòng đời phát triển của ếch như thế nào ? " đây không phải là một câu hỏi khó nhưng không có nghĩa là ai cũng có thể trả lời được, vậy nên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.



Giai đoạn 1 : Trứng đã thụ tinh

-Như chúng ta đã biết thì ếch có tập tính sinh sản vào mùa mưa với điều kiện tương đối ẩm ướt. Con cái tiến hành đẻ trứng => con đực ôm con cái => tiến hành tưới tinh trùng vào trứng => ếch cái tiến hành phun trứng => trứng đóng thành đám sau quá trình thụ tinh. Trứng thường nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

-Khoảng 18 – 24 giờ sau trứng nở thành nòng nọc với điều kiện nhiệt độ vào khoảng 25-30 độ.



Giai đoạn 2 : Nòng nọc

-Nòng nọc là hình dạng sơ khai đầu tiên của loài ếch sau quá trình thụ tinh.

-Đặc điểm nhận dạng : Nòng nọc có đầu to, đuôi dài và dẹt. Sau một thời gian, nòng nọc lớn dần lên và hình thành 2 chân ở phía sau. Nòng nọc lớn, mọc tiếp 2 chân trước.

-Trong 1-2 ngày đầu, nòng nọc không ăn gì ngoài noãn hoàn để phát triển



Giai đoạn 3 : Ếch con

-Nòng nọc phát triển ổn định, thích nghi dần với môi trường sống và tiến hành teo đuôi, dần mất đuôi và hình thành nên ếch con với đầy đủ các bộ phận như chúng ta thường hay thấy.

-Quá trình biến đổi từ nòng nọc sang ếch nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó môi trường, ếch bố mẹ cũng có nhiều ảnh hưởng. Thông thường giai đoạn biến đổi này khoảng 3 tuần

-Trong giai đoạn này, ếch con hầu như có những đặc điểm từ hình thức cho tới tập tính sinh lí giống với ếh trưởng thành. Do đó, bà con tiến hành chăm sóc ếch theo chế độ bình thường. Đồng thời đây cũng là giai đoạn ếch phát triển nhanh nhất để có thể thích nghi được và dễ dàng bảo vệ bản thân trước kẻ thù.



Giai đoạn 4: Ếch trưởng thành

-Sau khoảng 45-55 ngày, ếch con sẽ biến đổi thành ếch giống

-Ếch con sau quá trình sinh trưởng và phát triển dần dần có sự thay đổi về kích thước, tuy nhiên sự tăng trọng này vẫn không đáng kể.

-Ếch là động vật ăn tạp, thiên về tính ăn động vật, đặc biệt là động vật sống. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao có hiện tượng ếch ăn lẫn nhau. Ở giai đoạn này nhu cầu thức ăn của ếch cao nên càng dễ xảy ra tình trạng này. Do đó, ếch cần được chú trọng về khâu thực phẩm.

Giai đoạn 5 : Ếch giống - Ếch thịt

-Ếch trưởng thành có thể được giữ lại làm ếch giống đối với những ếch bố mẹ đạt chuẩn. Ếch giống lại tiếp tục quá trình từ thụ tinh cho tới khi trưởng thành. Chu trình này được tuần hoàn, lặp đi lặp lại.

-Ngoài ếch giống thì lượng ếch còn lại được xem là ếch thịt hay ếch thương phẩm và sẽ được cung cấp ra ngoài thị trường để tiêu thụ.



      Trên đây là bản tóm tắt quá trình phát triển của ếch và tương đối hoàn chỉnh. Chúng ta có thể đọc để hiểu, nắm bắt và dễ dàng ứng dụng trong quá trình nuôi. Mặc dù ếch là loài động vật dễ nuôi cũng như không đòi hỏi khắt khe trong quá trình chăm sóc, tuy nhiên nếu bà con càng có nhiều thông tin nghĩa là càng có thêm nhiều kinh nghiệm. Và điều này hoàn toàn không hề thừa thãi cho bà con. Hãy là một đọc giả thông minh, luôn đồng hành với chúng tôi để biến giấc mơ làm giàu từ nghề nuôi ếch sớm đi vào hiện thực.

 

THỨC ĂN CHO ẾCH

 Ếch được xem là loài động vật khá " háu ăn " do đó vấn đề chăm sóc ếch nuôi, đặc biệt là khâu cho ăn đôi khi trở thành nhược điểm của nhiều hộ gia đình. Cho ếch ăn gì là phù hợp nhất trong từng giai đoạn và chế độ ăn ra sao. Hãy để chúng tôi giải đáp thắc mắc này cùng bạn.



  Điều đáng nói đầu tiên đó là thức ăn cho ếch phải đúng với ngày tuổi, giai đoạn 1-2 ngày tuổi không hoàn toàn giống với 3-10 hay 11-45 ngày tuổi. Đến đây, chúng tôi xin được giải thích cụ thể như sau:

1/thức ăn cho nòng nọc 1-2 ngày tuổi

- Thức ăn cho ếch trong 1-2 ngày đầu tiên là noãn hoàn do cơ thể ếch cung cấp. Do đó bà con không cần phải đắn đo vấn đề cho ếch ăn gì trong giai đoạn này.

- Ngoài noãn hoàn, ếch không cần, thậm chí là không nên cung cấp thêm bất cứ một loại thực phẩm bổ sung hay thức ăn dinh dưỡng nào nữa. Không cho ếch ăn trong 1-2 ngày đầu không có nghĩa là ếch sẽ bị thiếu hụt dưỡng chất mà nó được xem là cơ chế tự nhiên.Đây là điều bà con nên lưu ý.

2/ thức ăn cho nòng nọc 3-10 ngày tuổi

- Vào thời điểm này, bà con nên bổ sung thêm dưỡng chất cần thiết cho ếch bằng cách tạo hỗn hợp trứng với bột và sữa nếu có. Vì thành phầm cấu tạo của những chất này rất tốt cho quá trình thúc đẩy sự hình thành các bộ phận của ếch từ giai đoạn nòng nọc. Tuy nhiên hỗn hợp này cần được nấu chín để đảm bảo vệ sinh, tránh hạn chế sự sinh trưởng của ếch cũng như nguy cơ ếch bị các bệnh về tiêu hoá.

3/thức ăn cho ếch Sau 11 ngày tuổi

- Khi ếch đã được 10 ngày tuổi thì khâu cho ăn cũng trở nên dễ dàng hơn. Thức ăn cho ếch cũng phong phú hơn so với thời kì ếch ở hình dạng nòng nọc.

     + Thức ăn công nghiệp :

Hiện nay, không khó để bà con tìm mua các sản phẩm thức ăn chế biến cho ếch ngoài thị trường. Nguyên nhân do nhu cầu cung như nghề nuôi ếch ngày càng có ưu thế do đó, các sản phẩm chuyên dụng cũng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, bà con nên lựa chọn những sản phẩm có uy tín lâu năm, có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với ếch để mua thay vì mua theo trực giác. Bởi lẽ, yếu tố dinh dưỡng quyết định 50% thành công của quá trình nuôi. Vậy đâu là những sản phẩm   đang được khuyên dùng. Điển hình là VITA COMPLEX 3 – 5 g/1kg thức ăn trộn đều cho ếch ăn hàng ngày. Ngoài ra bà con có thể dùng ăn C – QUICK 3 – 5 g/kg thức ăn ướp với BODY UP 3 – 5 g/kg thức ăn trộn đều cho ăn.

Nếu muốn đẩy nhanh quá trình thu hoạch ếch thì bà con nên kết hợp thêm vitamin trong quá trình nuôi, vừa giúp ếch tăng trưởng tốt, vừa nâng cao sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bênh. Cụ thể như Vitamin trong MARINE PREMIX là vitamin phù hợp với ếch trưởng thành, ếch có màu đẹp, thịt chắc

    Cám công nghiệp: Đây cũng là một sự lựa chọn hợp lí cho bà con.



  + Các loài động, thực vật, kí sinh vật:

Bà con nên thả ít rau muống trong nước để vừa là nơi ấn trú vừa là thức ăn phụ cho ếch. Ngoài ra, ắt hẳn bà con cũng không lạ lẫm với một số loài động vật là đối tượng quen thuộc của ếch như cá tươi, cá khô, tôm, cua, ốc, ....

   Bà con ắt hẳn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về thức ăn của ếch sau khi tham khảo bài viết này. Muốn thành công với nghề nuôi ếch đòi hỏi bà con phải kiên trì và không ngừng cố gắng vì đôi khi bà con sẽ gặp phải những tình huống khó khăn trong quá trình nuôi. Do đó, hãy liên lạc với chúng tôi, để được những nhân viên kỹ thuật tư vấn nhiệt tình về tất cả những vấn đề liên quan tới ếch. Mọi chi tiết xin liên hệ :

 

Kĩ thuật phòng bệnh ở ếch


Thưa bà con! Như chúng ta đã biết hiện nay nhiều bà con nông dân đã và đang áp dụng mô hình nuôi ếch để phát triển kinh tế. Nghề nuôi ếch là một nghề có rất nhiều ưu điểm thuyết phục để cho bà con thực hiện, quan tâm: mang lại hiệu quả kinh tế cao, vốn ít, dễ dàng chăm sóc, có thể nuôi ếch kết hợp với mô hình nuôi trồng khác ( ví dụ như nuôi ếch kết hợp cá mang lại cho bà con một nguồn thu không hề nhỏ),… bên cạnh đó thịt ếch ngày đóng một vị thế quan trọng trong nhu cầu về thực phẩm trên thị trường trong và ngoài nước bởi đây không chỉ là một nguồn thực phẩm sạch mà còn có giá trị dinh dưỡng cao ( chứa nhiều protein, vitamin,….) cung cấp cho quá trình phát triển ở trẻ nhỏ, giúp người bệnh bồi bổ hồi phục sức khỏe,…là một mặt hàng vừa sạch lại vừa bổ. 
kỹ thuật phòng bệnh cho ếch



Ngoài ra, điều kiện tự nhiên ở nước ta là một ưu thế đối với nghề nuôi ếch: nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa lượng mưa lớn, độ ẩm cao,…. Thích hợp với điều kiện sinh trưởng của ếch. Vì những lí do đó mà không ít bà con đã tìm đến nghề nuôi ếch. Tuy nhiên, nghề nuôi ếch để đạt được hiệu quả cao không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện trên mà còn phải phụ thuộc vào cách chăm sóc cho ếch đặc biệt là việc phòng bệnh, vì vậy sau đây chúng tôi xin giới thiệu cho bà con kĩ thuật phòng bệnh ở ếch. Hi vọng bà con có thể nắm trong tay những kiến thức, những thông tin này để áp dụng vào quá trình nuôi ếch.

          1, Phòng bệnh cho ếch

                   Sau khi làm xong bể nuôi cần chùi rửa vệ sinh sạch sẽ, khử trùng bằng nước vôi  trong sau đó mới cho ếch vào nuôi.
                   Dùng nước sạch để nuôi ếch, giữ vệ sinh cho bể nuôi cũng như nước nuôi ếch, nước ao phải đảm bảo vệ sinh không nhiễm chua, nhiễm phèn, không nhiễm chất độc hại.
                   Chọn ếch giống cẩn thận, tránh những con bị bệnh, bị dị tật, không linh hoạt,khả năng di chuyển,sinh tồn và cạnh tranh kém,.. ếch sau khi mua về nên dùng nước muối 3% để khử trùng cho ếch loại bỏ vi khuẩn cũng như các loại mầm bệnh,..
                   Dùng thức ăn đảm bảo chất lượng, sạch sẽ, uy tín, cho ếch ăn đầy đủ về dinh dưỡng cũng như số lượng thức ăn theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch. Đối với thức ăn sống như cá tạp, giun,côn trùng, ốc,… nên cho ếch ăn đồ tươi, sau khi cho ếch ăn xong thì dọn thức ăn thừa để tránh ếch ăn phải đồ ôi thiu. Trong thức ăn của ếch có thể bổ sung thêm men tiêu hóa hoặc vitamin giúp cho ếch phát triển tốt hơn,tăng sức đề kháng
                   Không gây tiếng động làm ếch bị giật mình, căng thẳng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của ếch: làm ếch biếng ăn, ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh, sinh đẻ của ếch
                   Có các biện pháp phòng chống, bảo vệ ếch khỏi các động vật gây hại cho ếch như: chim, chuột, rắn,…
                   Thường xuyên vệ sinh, thay nước, chùi rửa cho bể nuôi, giữ cho ếch một môi trường sống sạch sẽ,lành mạnh,..
                   Giảm thiểu khả năng xảy ra dịch bệnh,..
·        Hiện tượng ăn nhau ở ếch:
Nguyên nhân: Do nuôi ếch với mật độ quá dày. Trước khi thả nuôi ếch không phân loại ếch theo kích thước trọng lượng để thả nuôi cho thích hợp. Cho ếch ăn không đủ no.
Biện pháp phòng chống:
Giảm mật độ nuôi ếch khoảng từ 80- 150 con/ m2
Cho ếch ăn đủ no và cho ăn nhiều bữa trong ngày( 1-2 bữa/ngày).
Phân loại ếch trước khi nuôi
Thường xuyên kiểm tra, quan sát để phân loại kích thước ếch trong quá trình sinh trưởng của ếch.

          2, Một số bệnh thường gặp ở ếch:

                   Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ở ếch thường là do ếch có sức khỏe yếu,khả năng đề kháng kém, bể nuôi không được vệ sinh sạch sẽ dẫn đến ếch thường bị bệnh ngoài da , bị nhiễm trùng rồi bị trướng bụng,da tái đi, không ăn và chết. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu một số bệnh thường gặp ở ếch cho bà con:

·        Bệnh trướng hơi:

          Nguyên nhân gây bệnh:
-         ếch ăn phải thức ăn không sạch sec, bị ôi thiu
-         do cho ếch ăn quá nhiều thức ăn
-         do nước trong bể nuôi bị nhiễm bẩn,không thay nước thường xuyên,không cung cấp đủ nước cho ếch
                   Biểu hiện: bụng ếch phìn lên, ếch ít di chuyển hoặc di chuyển không linh hoạt, thường nằm một chỗ
                   Cách chữa trị:
-         Dừng cho ếch ăn khoảng 1-2 ngày
-         Vớt ếch ra, lau chùi vệ sinh bể nuôi sạch sẽ
-         Dùng Sulphadiazine và Trimethronprim trộn vào thức ăn cho ếch. Dùng liên tiếp trong 5 ngày.
Cách phòng bệnh:
-         thường xuyên trộn men tiêu hóa vào thức ăn của ếch
-         thường xuyên thay nước, giữ vệ sinh bể nuôi sạch sẽ
-         không để cho ếch ăn phải thức ăn ôi thiu hoặc thức ăn không đảm bảo, cho ếch ăn vừa phải, ăn khoảng 1-2 bữa trong ngày

·        Bệnh đường ruột:

          Nguyên nhân gây bệnh:
-         do ăn phải thức ăn thiu,thức ăn không chất lượng
-          do môi trường sống bị nhiễm bẩn, không được chùi rửa,thay nước thường xuyên
Biểu hiện: ếch thải ra phân trắng hoặc phân sống, hậu môn đỏ lên
Cách chữa trị:
-         Dùng Ganidan trộn vào thức ăn của ếch theo liều lượng đã chỉ định trên thuốc
-         Giảm lượng thức ăn của ếch xuống còn ½ so với bình thường
-         Trộn thêm men tiêu hóa hoặc vitamin vào thức ăn của ếch
Cách phòng tránh:
-         dọn thức ăn thừa sau khi cho ếch ăn để tránh ếch ăn phải đồ thiu
-         dùng thức ăn đảm bảo chất lượng, dinh dưỡng
-         Thường xuyên vệ sinh môi trường nuôi sạch sẽ

·        Bệnh lở loét đỏ chân

1/ Nguyên nhân :

Do sự xuất hiện của vi khuẩn Aeromonas hydrophila khi :

- Môi trường nuôi bị ô nhiễm : ô nhiễm nguồn nước, nguồn thức ăn, không khí đều có thể là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này.

- Nguyên nhân khách quan : chất lượng thức ăn cung cấp cho ếch nuôi không tốt, hay khâu chọn giống nuôi không đảm bảo rất có khả năng làm giảm sức đề kháng của ếch với vi khuẩn gây bệnh.

2/ Triệu chứng

- Dấu hiệu đầu tiên và cũng rất dễ thấy đó là xuất hiện những chấm đỏ ở chân, hơn nữa chân ếch có thể sẽ bị sưng lên trong một thời gian. Điều này làm cản trở quá trình di chuyển, vận động của ếch. Bà con có thể thấy tình trạng ếch không lonh hoạt và trở nên lờ đờ.

- Nếu bà con tiến hành giải phẫu để tìm hiểu kỹ hơn về con bệnh thì có thể nhận ra nếu ếch nhiễm bệnh lở loét, đỏ chân sẽ kèm theo xuất huyết ở ổ bụng, nghiêm trọng hơn là có máu và dịch lỏng vàng.

3/ Hướng giải quyết

Phòng bệnh

- Cha ông ta thường nói " phòng bệnh hơn chữa bệnh" vậy nên, nếu không muốn đối mặt với dịch bệnh thì bà con còn hết sức lưu tâm đến khâu phòng tránh.

+ Một điểm đáng lưu ý là môi trường nước là địa điểm lý tưởng để vi khuẩn phát triển nhanh chóng. Do đó, bà con cần quan sát, kiểm tra và xử lí ngay lập tức nếu phát hiện dấu hiệu môi trường nước bị ô nhiễm. Tiến hành thay nước thường xuyên, lắp đặt thêm các ống để thoát nước nếu nuôi ếch trong bể.

+ Thứ hai là về phần bố trí : bà con cũng không nên xem nhẹ vấn đề mật độ nuôi vì mức độ dày thưa trong quá trình nuôi cũng gây ảnh hưởng lớn sức khoẻ của ếch. Thông thường thì nên nuôi khoảng 40-60 con/m2..

+ Ếch cũng được xem là loài động vật khá nhạy cảm với tiếng ồn. Về đặc điểm này, bà con có thể dễ dàng kiểm soát và khắc phục.

- Điều trị

+ Nếu là giai đoạn đầu của bênh thì các hộ nuôi có thể hạn chế sự phát triển của mần bệnh bằng một số thao tác sau. Đầu tiên là bổ sung N9.100, Vitamin C Antistress vào thức ăn của ếch để tăng sức đề kháng. Nếu tình trạng của ếch có dấu hiệu suy giảm nhưng vẫn còn hạn chế thì bà con có thể dùng kháng sinh Kamoxin F, Oxytetracycline (3-5 g/kg thức ăn) hoặc Doxery trộn vào thức ăn, lưu ý là nên duy trì biện pháp này từ 5-7 ngày để phát huy hiệu quả của thuốc.

 Một thao tác đơn giản được nhiều hộ nuôi áp dụng đó là ngâm ếch trong dung dịch Vime - Iodine 200 1 lít cho 500 - 700 m3/ 30 phút. Vì ếch là động vật lưỡng cư do đó da rất dễ hấp thụ, biện pháp này vừa đơn giản, dễ làm vừa đem lại hiệu quả rất cao.

   Trên đây là một vài thông tin mà chúng tôi nghĩ là rất cần thiết cho những hộ gia đình nuôi ếch hay những ai đang nghiên cứu về ếch. Những bệnh ở ếch rất đa dạng và đòi hỏi bà con cần thu thập nhiều thông tin, kinh nghiệm hơn nhằm đề phòng khi ếch nuôi mắc bệnh sẽ không bị bị động. Cuối cùng cảm ơn bà con đã theo dõi và ủng hộ cho các bài viết của chúng tôi trong thời gian vừa qua và chúng tôi luôn chờ sự góp ý chân thành từ đọc giả.        

·        Bệnh trùng bánh xe

Nguyên nhân gây bệnh:
-         Do vi khuẩn kí sinh ở da nòng nọc khi điều kiện thời tiết nóng bức hoặc có gió đông lạnh thì thường xảy ra bệnh này
Biểu hiện: da ếch tiết ra nhiều dịch nhờn và có những nốt chấm trắng ở trên da
Cách chữa trị: dùng vòi phun cho ếch bằng Sunfat đồng,phun xung quanh bể nuôi hoặc tắm cho ếch bằng nước muối 2-3% trong vòng 10-15 phút.

·        Bệnh mù mắt,cổ quẹo:

Biểu hiện: mắt bị sưng,bong mủ, màu mắt đục và dần dần mù cả 2 mắt. Cột sống bị biến dạng, cổ quẹo
Cách chữa trị: Loại trừ những con bị bệnh. Dùng lodine khử trùng cho bể. Vệ sinh bể nuôi sạch sẽ.

·        Bệnh do nấm

Nguyên nhân gây bệnh: do nấm Achya sp.
Biểu hiện: trên thân ếch nổi nấm trắng
Cách chữa trị: Dùng formalin để khử trùng cho ếch.
Cách phòng bệnh: giữ vệ sinh môi trường thật sạch sẽ, thay nước cho ếch thường xuyên,..
Trên đây là một vài thông tin về kĩ thuật phòng bệnh ở ếch mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bà con. Bà con hãy mau nhanh tay ghi chép, bổ sung vào quyển kiến thức nuôi ếch của mình nhé. Hi vọng với kĩ thuật phòng bệnh ở ếch mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên có thể giúp ích được cho bà con.






Kỹ thuật nuôi vỗ ếch bố mẹ

      Trước đây khi nói đến ếch người ta chỉ coi nó là một loài bình thường sống ở những nơi ẩm thấp. Chúng chỉ giúp ích cho người nông dân trong việc diệt côn trùng, sâu bọ phá hoại mùa màng. Tuy nhiên, ngày nay người ta không chỉ biết đến ếch qua công năng là một thiên địch sâu bọ mà còn biết đến chúng với vai trò là một mặt hàng kinh tế. Nhu cầu về ếch thịt trên thị trường hiện nay ngày càng tăng. Đây không chỉ là một loại thực phẩm sạch, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, canxi, vitamin và năng lượng,... Thịt ếch còn giúp người ốm phục hồi cơ thể, hỗ trợ quá trình hấp thu, chuyển hóa chất ,... Giúp cải thiện cơ thể.



Ếch không hỉ có giá trị trên thị trường trong nước mà còn có giá trị xuất khẩu cao. Là một mặt hàng mang lại nguồn thu lớn cho người dân. Chính vì vậy,nghề nuôi ếch đang là một trong những nghề thu hút được nhiều sự chú ý, tìm hiểu cũng như áp dụng nhất. Ếch rất dễ nuôi,chúng là loài động vật thuộc lớp lưỡng cư. Chúng sống trong môi trường ẩm ướt như đồng ruộng, ao hồ. Điều này rất dễ cho ngườii dân trong việc lựa chọn một mô hình nuôi ếch thích hợp.

Và để có được một mô hình chăn nuôi ếch hiệu quả thì không thể thiếu được những con ếch giống chất lượng và khỏe mạnh. Vì vậy quá trình nuôi ếch bố mẹ là một bước rất quan trọng trong quy trình nuôi ếch. Đối với người đã có kinh nghiệm thì không nói nhưng đối với người mới vào nghề thì cần có một sự hướng dẫn cụ thể. Vậy nên sau đây chúng tôi xin giới thiệu với bà con kĩ thuật nuôi vỗ ếch bố mẹ. Hi vọng với kĩ thuật nuôi vỗ ếch bố mẹ này sẽ giúp bà con có được những con ếch giống chất lượng.

1.    Lựa chọn ếch bố mẹ:

Chọn ếch bố mẹ khác nhau về thế hệ cũng như là huyết thống để tránh tình trạng giao phôi cận huyết,làm giảm chất lượng của đời con( sinh trưởng kém, bị đột biến về gen, hình dạng,...)

Chọn ếch bố khoảng 12 tháng tuổi, ếch mẹ khoảng 8 tháng tuổi. Đảm bảo rằng ếch bố mẹ đã có đầy đủ khả năng sinh sản.

Chọn ếch bố mẹ khỏe mạnh,linh hoạt, màu sắc tươi sáng,không bị biến dị, bệnh tật,....

Cách nhận biết ếch bố:

Ếch khỏe mạnh, có hộp âm thanh hiện rõ( có 2 chấm đen hiện rõ ở dưới hàm), có tiếng kêu lớn, môi dưới của ếch có màu cam, đầu ngón chân trước to hơn ếch cái.

Cách nhận biết ếch mẹ:

Ếch khỏe mạnh,bụng dưới to, di chuyển không linh hoạt. Thân ếch nhám đặc biệt là chỗ cận thân eo bởi ếch có da càng nhám chứng tỏ có khả năng sinh sản tốt và ếch đã sẵn sàng cho quá trình sinh sản.

2.     Làm bể cho ếch bố mẹ

Bể có kích thước khoảng tầm 2 x 2,5 x 1,2m

Có thể nuôi ếch bố mẹ trong bể xi măng, bể lót bạt,….

Sau khi làm bể cho ếch bố mẹ xong cần chùi rửa sạch sẽ. Phơi nắng từ 1-2 ngày, dùng vôi để khử trùng cho bể

Sau khi khử trùng bể nuôi xong bơm nước sạch vào ngập khoảng 5-7cm. Nên bơm nươc vào lúc chiều tối để hỗ trợ cho quá trình giao phói của ếch

Thả vào trong bể nuôi rau muốn,bèo,… để làm nơi cho ếch giao phối đồng thời là nơi bám cho trứng mới sinh cũng như nòng nọc sau này.

3. Khi ếch đẻ:

Tỉ lệ giao phối giữa đực và cái là 1: 1. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình sinh sản là 25độ C

Thả cho ếch bố mẹ vào bể để phối giống ở lúc chiều mát. Nếu như giao phối vào mùa mưa thì chỉ nên thả  từ 2-3 cặp ếch bố mẹ/ 10 mét vuông. Vì vào mùa này tỉ lệ trứng của ếch mẹ rất nhiều. Sau khi thả ếch bố mẹ không được tạo ra tiếng ồn làm ếch hoảng sợ. Số lượng trứng mà ếch mẹ đẻ ra trong các giai đoạn là khác nhau. Trong mùa giao phối thì 2000-4000 trứng /con ở 1 làn đẻ. Cuối mùa thì 800-1000 trứng/con ở 1lần đẻ. Mùa đông thì hầu như ếch không đẻ.

Khi chuẩn bị cho ếch đẻ thì trước đó nên thả ếch đực vào trước rồi sau đó khoảng 2-4 tiếng mới thả ếch cái vào( tốt nhất là vào lúc chập tối). Tiếp theo phun mưa nhân tạo để kích thíc cho ếch giao phối. Trứng được sinh ra nổi thành từng đám hình tròn có chất nhầ liên kết với nhau ở trên mặt nước.

Sau khi ếch đẻ, chuyển ếch bố mẹ sang bể khác tiếp tucjnuooi dưỡng để chuẩn bị cho đợt sinh sản tiếp theo. Trứng ở bể nuôi nên cần sục không khí vào để cho trứng nở thành nòng nọc. Nếu như mật dộ trứng quá dày thì nên tách trứng bớt ra chuyển sang bể khác để cho nở.

điều kiện tốt cho trứng nở là khoảng 28 độ, nếu nhiệt độ thấp hơn 25 độ thì có thể trứng sẽ không nở. Nên nhớ sau khi ếch cái đẻ xong nếu môi trường không đủ ánh sáng thì ếch cái sẽ không rời bỏ trứng và trứng sẽ không nở.

4. Chăm sóc ếch bố mẹ

- chọn thức ăn có mùi thơm hoặc cho ếch bố mẹ ăn đồ sống:cá tạp,côn trùng, giun, ốc bươu vàng,… nhất thiết phải chọn nguồn thức ăn sạch, đảm bảo, chất lượng. Đặc biệt là cẩn thận chọn lọc các loại thức ăn sống cho ếch. Tránh cho ếch ăn đồ bị ôi thiu

- cho ếch hai bưa trong ngày ( sáng và tối). Mỗi lần cho ăn nên cho ếch ăn lượng thức ăn khoảng từ 4-5% khối lượng cơ thể ếch. Càng gần đến ngày phối giống thì nên giảm bớt lượng thức ăn của ếch.

- Thường xuyên quan sát và thay nước cho ếch để đảm bảo vệ sinh môi trường,tránh các mầm bệnh gây bệnh cho ếch, thúc đẩy quá trình giao phối của ếch,…

Giờ đây,ếch đã trở thành một mặt hàng quen thuộc đối với khách hàng trên thị trường trong và ngoài nước. Trên đây là những thông tin mà chúng tôi cho là rất hữu ích và rất cần thiết về kĩ thuật nuôi vố ếch bố mẹ cho bà con nông dân. Hi vọng rằng với kĩ thuật nuôi vỗ ếch bố mẹ mà chúng tôi đã giới thiệu thì có thể giúp bà con có được những con ếch giống khỏe mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chúc bà con thành công. bà con có nhu cầu mua ếch bố mẹ thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua sđt 0374036055 nhé ạ

 

Mô hình nuôi ếch trong vèo lưới

Hiện nay nghề nuôi ếch không chỉ giữ được mức thu nhập ổn định mà còn có rất nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế cho gia đình cũng như là thị trường tiêu thụ không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới vì vậy cho nên hoạt động nuôi ếch ngày nay được rất nhiều bà con ưa chuộng. Nhưng làm sao để có thể nuôi ếch sao cho đúng kĩ thuật, đúng phương pháp trong khi có rất nhiều mô hình khác nhau khiến bà con băn khoăn. Vì thế bài viết dưới đây sẽ là toàn bộ những kĩ thuật về Mô hình nuôi ếch trong vèo lưới giúp bà con hiểu rõ hơn về mô hình này.

Thiết kế ao nuôi

+ Bà con nên thiết kế ao nuôi có hệ thống nguồn nước kể cả hệ thống thoát nước hay dẫn nước hợp lí, phù hợp với mặt bằng, ao nuôi cần được vệ sinh sạch sẽ, đo nồng độ chua của ao nuôi hợp lí.

Thiết kế vèo lưới

+  Với mô hình nuôi ếch trong vèo lưới, vèo lưới có kích thước tương đương chiều dài 5 m, chiều rông 2,5 m chiều cao từ 1,2 -1 ,5 m. Vèo lưới bà con có thể làm từ xăm. Lưu ý xăm lưới không quá dày hoặc quá thưa. Nếu quá thưa ếch sẽ dễ thoát ra ngoai còn nếu quá dày ếch chất thải dễ đọng lại ở trong xăm gây bẩn và không vệ sinh được sạch sẽ. Các vèo bà con nên gắn cùng với các cột cọc ở giữ ao nuôi và thiết kế lối đi ở giữa giúp cho bà con thuận tiện cho việc chăm sóc, quản lí, đi lại, vệ sinh cho ếch

+Đặt các vèo ếch cách bờ khoảng 20m. Bà con nên thiết kế lồng nuôi như chiếc mùng quay ngược có nắp đậy. Chiều dài khoảng 4m, chiều rộng khoảng 3m, chiều sâu khoảng 1,2m. Nếu bà con thiết kế theo đúng kích nước này thì 1 lồng có thể nuôi được tầm 1000 con ếch thương phảm có trọng lượng từ 100-200 .

+Bà con đặt vèo lưới cách mặt nước khoảng 40- 50 cm.Có thể thiết kế thêm nắp đậy ở trên có chiều rộng là 50 cm, có chừa một khoảng ở giữa. Việc thiết kế thêm nắp lồng này giúp bà con có thể gảm đươc các mối nguy hại cho ếch như rắn, chim, chuột, giúp ếch không thoát ra ngoài cũng như che nắng được cho ếch.

+Bà con nên lót thêm các miếng xốp cho ếch nghỉ ngơi, trú ngụ là giữ lại thức ăn nếu như ếch làm nơi vãi.Mặt lưới của lồng sát mặt nước

+Kích thước của các miếng xốp sẽ là chiều dài 40 cm, chiều rộng 30 cm, kkhoangr cách giữa các tấm xốp sẽ là 20-25 cm, các miếng xốp được đặt ở dưới chiếc lưới. Khi vệ sinh bà con chỉ cần lật mặ trái của miếng xốp, đổi nhau cho thuận tiện vì thế khi sử dụng các miếng xốp sẽ thuận tiện hơn cho việc vệ sinh sẽ tốt hơn

Mật độ thả ếch

+Bà con thả ếch với mật độ 100- 150 con/m2 với trọng lượng từ 5 – 10g /con

+Mật độ từ 80 – 100 con/m2 với trọng lượng từ 30- 40 g /con

+Mật độ 80 con/m2 với trọng lượng 40 g/con trở đi

+Chọn ếch giống theo đàn có kích cỡ ngang tầm nhau, không chênh lệch lớn nếu khi thả nuôi con lớn sẽ ăn con bé

+Chọn ếch có màu nâu sẫm, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không bị dị tật, dị hình, không nhiễm các nguồn bệnh

+Tìm địa điểm bán giống có uy tín, đảm bảo chất lượng và gần với địa điểm nuôi để dễ dàng di chuyển

Thức ăn cho ếch

+Ếch là loài cần thức ưn nhiều chất đạm vì thế bà cn nên lựa chọn những loại thức ăn có hàm lượng đạm từ 20 – 40%.

+Thức ăn công nghiệp là cám bà con có thể rải cho ăn trực tiếp, bà con cần chú ý lựa chọn những loại cám có kích cỡ phù hợp với ngày tuổi của ếch và điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp

+Thức ăn tươi sống như cá tạp, giun dất, tôm, tép bà con nên lựa chọn là nguồn thức ăn tươi sống hoàn toàn, không ôi thiu ẩm mốc hoặc để quá lâu ngày. Ếch sau khi ăn bà con cần chú ý xem nếu thức ăn còn dư  thừa thì nên dọp dẹp vệ sinh sao cho sạch sẽ tránh làm ô nhiễm môi trường

+Khi cho ăn bà con nên rải đều không nên rải thức ăn tập trung lại một chỗ

+Bà con có thể cho ếch ăn từ 3 -4 lần trong tháng đầu và những tháng sau, ếch thương phẩm thì từ 2- 3 lần.

+Ếch tập trung ăn vào chiều tối nên bà con có thể tăng cường lượng thức ăn vào chiều tối hoặc ban đêm, hạn chế lượng thức ăn vào ban ngày

+Bà con chú ý nên cho thức ăn xuống nước để ếch dễ nuốt và không thay đổi thức ăn quá đột ngột

 Phòng bệnh cho ếch

+Khoảng 15 ngày một lần thì bà con nên tắm cho ếch 1 lần bằng dung dịch thuốc tím hoặc dung dịch nước muối sinh lí 3%.

+Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ,  thức ăn đảm bảo chất lượng

+Phân đàn thường xuyên, theo định kì tránh trường hợp mật độ quá chật sẽ không phát triển tốt và con lớn sẽ ăn con nhỏ

Trên đây là toàn bộ những lưu ý cho bà con, những kĩ thuật mà bà con khi thực hiện Mô hình chăn nuôi ếch trong vèo lưới cần biết, tránh được những mối nguy hại cho ếch, giúp ếch phát triển tốt. Từ đó bà con cải thiện được nền kinh tế trong gia đình và thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa

 


Mô hình nuôi ếch trong bể lót bạt

Như bà con cũng đã biết, thịt ếch có giá trị dinh dưỡng rất cao chế biến được rất nhiều món ăn khoái khẩu cho nên ếch đã trở nên một mặt hàng đang rất chiếm ưu thế cao trên thị trường vì thế hiện nay hoạt động nuôi ếch được bà con chú ý phát triển nhiều hơn. Bài viết sau đây sẽ là toàn bộ Mô hình nuôi ếch trong bể lót bạt  giúp bà con hiểu thêm về mô hình này thúc đẩy hoạt động nuôi ếch đạt được hiệu quả cao hơn.



các mô hình bể lót bạt

-         Bể lót bạt được bao quanh bằng tường gạch
+Với mô hình bể lót bạt, xung quanh sẽ được xây bằng tường gạch, chiều dài khoảng 5m, chiều rộng tầm 3m, chiều cao từ 1- 1,5m, dưới đáy được phủ 1 lớp bạt , bạt được dư ra từ 0,5 – 1m tính từ đáy bể lên.
+Với mô hình này, bà con có thể tránh được các mối nguy hại từ bên ngoài như tránh được các loài động vật gây hại như rắn, chuột… đồng thời dễ dàng vệ sinh bể chứa nhưng chi phí đầu tư có thể cao hơn những mô hình khác/
+Đáy bể nên được xây bằng phẳng, không gồ ghề, độ dốc thích hợp là 15 độ giúp dễ thoát nước và dẫn nước vào
+Thiết kế các ống thoát nước nên được chôn ở dưới đáy, nên chôn ngầm để dễ dàng trong việc bơm nước và thoát nước, dễ dàng vệ sinh bể nuôi
-         Bể lót bạt đóng cọc: Với mô hình này, bể nuôi sẽ được đóng cố định bằng cọc để đỡ bạt làm tường, các cọc cách nhau theo một khoảng chừng 1,5m, từng cọc nối với nhau ở đầu ngọn và sau đó bạt sẽ được phủ lên trên cọc. Với cách làm này bà con có thể tiết được chi phí hơn những mô hình khác, lại vừa dễ thực hiện, không cầu kì, công phu nhưng lại có nhược điểm chính là dễ bị các động vật khác cắn, phá như chuột. Chuột rất dễ dang cắn thủng bạt và phương pháp này chỉ áp dụng cho những khu vực không có chuột

-         Kĩ thuật chọn ếch giống

+Bà con nên lựa chọn ếch giống theo đàn có trọng lượng tương đương nhau, không bị chênh lệch về trọng lượng, sẽ không bị hao hụt bởi cân nặng.
+Không chọn giống ếch nhiễm bệnh, bị dị tật, dị hình, ốm yếu
+Lựa chọn các giống ếch khỏe mạnh, có màu sẫm, di chuyển nhanh nhẹn
+Chọn mua ở các trang trại ếch giống có uy tính đảm bảo chất lượng, ở gần địa điểm chăn nuôi không quá xa vì sẽ khó khăn trong việc di chuyển

-         Cách thả ếch giống vào bể bạt

+ Khi thả giống vào bể thi trước đó bà con hãy tắm cho ếch qua thuốc tím để phòng bệnh và khử trùng cho ếch
+Tháng thứ nhất bà con thả giống với mật độ phù hợp là 250 con/m2, tháng thứ 2 có mật độ là 150 con/m2, và tháng thứ 3 sẽ là 70 con/m2
+Bà con chú ý không nên thả mât độ quá dày hoặc quá thưa, nếu quá dày sẽ dễ bị ô nhiễm môi trường, ếch không phát triển được một cách nhanh chóng, nếu quá thưa ếch sẽ biếng ăn nên ba con cần lưu ý hết sức.
+Bên cạnh đó bà con nên chuẩn bị thêm một tấm ngồi để ếch có thể trú ngụ
+Mực nước xả vào phù hợp là ngập một nửa thân ếch, có thể tầm 20 cm, chỗ quá sâu có thể là 30 cm

-         Thức ăn cho ếch trong bể lót bạt

+Với thức ăn của ếch là thức ăn tươi sống như cá tạp, tôm, tép, ốc.. bà con chú ý loại thực phẩm này rất nhiều chất đạm nên phải là thức ăn tươi hoàn toàn, không được để lâu ngày, ôi thiu. Bà con cũng có thể trộn thêm Vitamin C và men tiêu hóa giúp ếch có hệ tiêu hóa tốt và tránh được các bệnh. Khi ếch không ăn hết thức ăn bà con cần phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, không để trong bể sẽ gây ô nhiễm môi trường gây nên các bệnh như bệnh sình bụng
+Với thức ăn là cám công nghiệp, với thức ăn này bà con lưu ý về kích thước của cám ăn sao cho phù hợp với ngày tuổi của ếch, có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với biến đổi của ếch. Không nên cho ăn tập trung một chỗ vì ếch là loài cạnh tranh thức ăn rất cao dễ gây cắn nhau để tranh giành thức ăn
-         Chăm sóc ếch: Có thể tham khảo liều lượng thức ăn sau đây:
+Từ  7-10% trọng lượng của ếch có 3 – 30g
+Từ 5-7% trọng lượng của ếch có 30-50g
+Từ 3-5% trọng lượng của ếch có150g trở lên

-         Cách cho ếch ăn trong bể bạt

Ếch ăn nhiều và lúc chiều tối và đêm nên bà con nên thể hạn chế cho ăn vào ban ngày, tập trung cho ăn vào chiều tối và ban đêm và có thể bổ sung thêm vitamin C và men tiêu hóa kết hợp để  tăng sức đề kháng và giúp ếch tiêu hóa tốt thức ăn, không mắc bệnh về tiêu hóa
-         Quản lý ếch trong Mô hình nuôi ếch trong bể lót bạt
+Là nước ngọt hoàn toàn hoặc (  hàm lượng mặn <5%) và là nước sạch
+Mỗi ngày tăm cho ếch ít nhất 2 lần, tích cực tắm vào những ngày trưa nắng
+Thay nước thường xuyên, một ngày tư 1- 2 lần, dọn vệ sinh môi trường sạch sẽ tránh trường hợp thức ăn dư thừa sẽ làm ô nhiễm môi trường nước làm ếch dễ nhiễm bệnh
+Bà con sau khi thả  ếch giống từ 5- 10 ngày nên kiểm tra, tách đàn theo trọng lượng tương đương nhau
+Lưu động trong việc thay đổi kích thước, hàm lượng thức ăn cho ếch sao cho phù hợp
Trên đây là toàn bộ những phần đáng lưu ý cho bà con có thể tham khảo về Kỹ thuật nuôi ếch trong bểlót bạt cơ bản, đúng kĩ thuật, có khoa học và hiệu quả. Hi vọng sẽ có ích cho bà con trong hoạt động nuôi ếch để có nhiều lợi nhuận hơn.


Cung cấp ếch thịt cho nhà hàng

   Ngày nay, thịt ếch được biết đến như một món ăn đặc sản được mọi người ưu chuộng, đây chính là nguyên nhân khiến cho nhu cầu ếch thịt cung cấp ra thị trường ngày càng tăng. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, lượng ếch được tiêu thị từ các nhà hàng chiếm tỉ lệ ngày càng cao, đây là một tín hiệu vui với những hộ gia đình gắn bó với nghề nuôi ếch.


  1. Giá trị dinh dưỡng của ếch.

   Thịt ếch chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng, rất tốt cho sức khoẻ của mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ cho đến người già. Đặc biệt khi chế biến đúng cách, sẽ phát huy tối đã công dụng của thịt ếch như bổ dưỡng, cường tráng, an thai, lợi tiểu, chữa cam tích ở trẻ em, suy dinh dưỡng, phiền nhiệt, hư lao, chứng ngứa lở... Đặc biệt, nếu bà con có người thân có thân hình hơi gầy gò và đã thử mọi cách để tăng cân nhưng không thành, vậy thì bà con không nên bỏ qua các món ăn được chế biến từ ếch. Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng thịt ếch chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và cũng hết sức tự nhiên, không độc hại : protein, chất béo, đường, canxi, phốt-pho, kali, natri, sắt, đồng, magiê, vitamin A, B, D, E, canxi,…



2. Các nhà hàng có nên kinh doanh món thịt ếch?

    Chỉ mới điểm qua thôi chúng ta đã hiểu được vì sao ếch lại là một trong những món ăn chính trong nhà hàng. Như bà con thấy thì, trước kia người ta chưa chú trọng đến vấn đề ăn uống do đó trong các bữa ăn thường đơn giản, không cầu kì. Thế nhưng, xã hội phát triển kéo theo nhu cầu ẩm thực của con người cũng phong phú lên và con người cũng dần dần trở thành những khách hàng khó tính. Chính vì lẽ đó mà ta thấy chỉ với nguồn nguyên liệu là ếch sạch, khoẻ mà người ta đã chế biến ra vô số những món ăn khác nhau, vừa phù hợp với độ tuổi, vừa có phần thích hợp với những vùng miền khác nhau. 

Không chỉ riêng nhà hàng, ta có thể dễ dàng nhận ra các món ăn chế biến từ thịt ếch cũng trở thành món ăn chính trong các mâm cơm gia đình, trong các buổi tiệc, liên hoan, nhậu nhẹt,...Ếch có nguồn gốc dân dã, có nhiều trên các đồng ruộng nhưng khi nhu cầu tiêu dùng ếch tăng lên thì người ta cũng bắt đầu quan tâm hơn đến nghề nuôi ếch thịt.


3. Nuôi ếch thịt liệu có là lựa chọn an toàn ?

Đây là câu hỏi mà đa phần bà con đều trăn trở trước khi đưa ra quyết định có nên gắn bó với với nghề nuôi ếch thương phẩm. Tại sao ta lại không mạnh dạn đầu tư cho gia đình một mô hình nuôi ếch sạch khi mà xã hội đang cần như thế. Theo như quan sát thì giá ếch giống vẫn đang ổn định trong khi giá ếch thịt thì đang có dấu hiệu tăng lên. Bà con chỉ cần bỏ ra từ 800- 1500 đồng/ con giống (ếch giống do Ếch giống miềnTrung cung cấp luôn giữ mức giá ổn định là 1000đ/ con ) nhưng lợi nhuận sinh ra là một con số không hề nhỏ. Chưa kể tới vấn đề bà con có một nguồn thực phẩm hoàn toàn an toàn để cung cấp cho bạn bè, người thân, gia đình. 

Bà con cũng không cần quá lo ngại về đầu ra sau khi ếch đã đạt cân vì thị trường ếch ngày càng rộng chỉ cần bà con biết nắm bắt cũng như linh hoạt trong quá trình nuôi tạo ra nguồn ếch đạt chuẩn thì mọi vấn đề đều trở nên đơn giản. Đến đây nếu bà con vẫn còn chưa hoàn toàn tin tưởng thì chúng tôi xin cung cấp địa chỉ đảm bảo đầu ra chính là các hệ thống cơ sở của Ếch giống miền Trung của chúng tôi. Đó là sau khi bà con mua ếch giống tại cơ sở sẽ được hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình nuôi đồng thời hỗ trợ đầu ra hoàn toàn miễn phí.

  Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu sơ qua về vấn đề cung cấp ếch thịt cho nhà hàng để bà con có thêm động lực về nghề nuôi ếch. Nguồn thông tin hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của bà sẽ được giải quyết kịp thời và nhanh nhất ngay sau khi bà con liên hệ với chúng tôi thông qua địa chỉ địa cung cấp trên trang Website chính thống này.